Điều người dân Israel lo sợ

GD&TĐ - Theo Jpost, người Israel đã nhận ra họ có thể bị tước đoạt mạng sống bởi chính những "cân nhắc về an ninh" của chính phủ.

Người biểu tình Israel tập trung tại Tel Aviv.
Người biểu tình Israel tập trung tại Tel Aviv.

Áp lực buộc khuất phục

Tiến sĩ Ori Goldberg, chuyên gia về chính trị Israel, cho biết, các cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của sáu con tin mà quân đội Israel tìm thấy thi thể ở Gaza vào tuần trước đã chứng minh điều lo lắng của người dân Israel.

Dù phần lớn người Israel phản đối chính sách của Thủ tướng Netanyahu và chính phủ của ông về cuộc chiến tại Gaza, thì cũng chính họ cũng "không có giải pháp thay thế cho cuộc chiến đang diễn ra và có lẽ Tel Aviv không muốn có giải pháp nào khác.

Sự tức giận trên đường phố là vì trong một thời gian dài, ông Netanyahu luôn tuyên bố rằng việc đánh bại Hamas và việc trả lại các con tin có liên quan.

Cái chết của sáu con tin vào thứ Bảy cho thấy hai mục tiêu này là trái ngược nhau. Hầu hết người Israel giờ đây mới nhận ra điều này và họ tức giận", Tiến sĩ Ori Goldberg, chuyên gia về chính trị Israel, cho biết..

Học giả Goldberg chỉ ra rằng người dân biểu tình hiện coi chính phủ là "yếu tố thù địch" là một diễn biến mới, và trong khi số ít người Israel ủng hộ quan điểm về một cuộc chiến chống lại Hamas, thì cái chết của sáu con tin tuần trước đã thay đổi suy nghĩ của họ.

Ông nhận xét: "Người Israel đang bắt đầu nhận ra rằng họ không thể chấp nhận mọi quyết định của chính phủ được biện minh bằng 'lý do an ninh', bởi vì những lý do an ninh này có thể còn khiến nhiều người dân Israel thiệt mạng hơn nữa".

Chuyên gia này cũng cho rằng các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã chết yểu ngay cả trước khi các con tin thiệt mạng, nhưng cho biết ông Netanyahu thực sự có thể khuất phục trước áp lực của Mỹ và chấp nhận đề xuất về thỏa thuận ngừng bắn do chính quyền Tổng thống Biden đưa ra.

Luciano Zaccara, phó giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Georgetown ở Qatar, cho biết các cuộc biểu tình ở Israel dù khó có thể khiến Thủ tướng Netanyahu từ chức, nhưng cũng làm nổi bật sự phân cực ngày càng tăng trong xã hội Israel.

"Có những người phản đối ông ấy vì sự quản lý yếu kém của các cuộc đàm phán ngừng bắn, và những người kịch liệt yêu cầu ông ấy không đàm phán mà hãy chấm dứt chiến dịch đánh bại Hamas", ông Zaccara nói khi đề cập đến cách các nhóm khác nhau ở Israel xem xét các chính sách của thủ tướng Netanyahu.

Học giả Zaccara cũng lập luận rằng các cuộc biểu tình khó có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas, vì ông Netanyahu dường như ngay từ đầu không quá lo lắng về sự phản đối của người dân dù đó là số đông.

Nhận đòn từ đồng minh

Trong khi Mỹ không tỏ ra quyết liệt trong việc buộc Israel ngừng cuộc chiến tại Gaza thì đồng minh thân cận của họ là Anh đã hành động.

Theo Reuters, Anh đình chỉ 30 giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Israel do lo ngại chúng có thể được dùng để gây ra tội ác nghiêm trọng.

Ngoại trưởng Anh David Lammy tuyên bố hôm 2 tháng 9, nhắc đến chiến sự Gaza: "Trước một cuộc xung đột như vậy, chính phủ có trách nhiệm pháp lý phải xem xét lại các giấy phép xuất khẩu".

Chính quyền Anh đã thực hiện cuộc đánh giá kéo dài hai tháng, kết luận rằng có "rủi ro rõ ràng" vũ khí Anh được sử dụng trong hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo, liên quan đến việc đối xử với những người Palestine bị giam giữ và việc cung cấp viện trợ cho Gaza.

Trước đó, Anh không trực tiếp cung cấp vũ khí cho Israel, nhưng cấp giấy phép xuất khẩu cho các công ty Anh bán vũ khí cho quốc gia Do Thái này.

Theo ông Lammy, khoảng 30 trong số 350 giấy phép sẽ bị đình chỉ. Ông nhấn mạnh đây không phải một lệnh cấm bao trùm và cũng không phải cấm vận vũ khí. Động thái cũng không đồng nghĩa Anh lùi bước trong cam kết đối với an ninh của Israel.

Thông tấn Anh cho rằng, lệnh đình chỉ sẽ áp dụng với các thiết bị, bộ phận cho phi cơ quân sự, như chiến đấu cơ, trực thăng và UAV.

Israel Katz, Ngoại trưởng Israel, cho biết nước này "thất vọng trước những quyết định" do chính phủ Anh đưa ra. Động thái của London sẽ gửi đi thông điệp rất đáng lo ngại đến Hamas và Iran, theo ông Katz.

Chính phủ Anh đang đối mặt áp lực phải có lập trường cứng rắn hơn với Israel trong chiến sự giữa Tel Aviv với lực lượng Hamas ở Gaza.

Trước đó, Anh cũng đã yêu cầu công chức phụ trách giám sát xuất khẩu vũ khí sang Israel "lập tức dừng công việc này lại" do lo ngại họ có thể tiếp tay cho "tội ác chiến tranh" ở Gaza.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ