Điều gì đọng lại sau những cuộc vui?

GD&TĐ - Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu giải trí ngày càng cao. Vài năm trở lại đây, vào những dịp nghỉ lễ, giới trẻ nô nức rủ nhau đến các buổi nhạc hội ngoài trời, nơi họ có thể tận hưởng thứ nghệ thuật thời thượng và sống động. 

Vài năm trở lại đây, vào những dịp nghỉ lễ, giới trẻ nô nức rủ nhau đến các buổi nhạc hội ngoài trời, nơi họ có thể tận hưởng thứ nghệ thuật thời thượng và sống động.
Vài năm trở lại đây, vào những dịp nghỉ lễ, giới trẻ nô nức rủ nhau đến các buổi nhạc hội ngoài trời, nơi họ có thể tận hưởng thứ nghệ thuật thời thượng và sống động.

Tuy nhiên, sau cuộc vui, những gì mà người ta ghi nhận chỉ là sự... ngao ngán bởi ý thức của những khán giả trẻ. Chen lấn, xô đẩy, vứt rác bừa bãi, gây lộn..., tất cả đều là những mảng tối trong văn hóa khi đi chơi của một bộ phận trong giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Không chỉ đêm Giao thừa - khoảnh khắc chào đón năm mới mà còn rất nhiều những sự kiện lớn được tổ chức cũng hứng chịu tình trạng tương tự. Sau mỗi cuộc vui, người ta chỉ thấy đường phố ngập tràn rác, những đoàn người dài nối đuôi nhau chen lấn, xô đẩy, đó là chưa kể hiện tượng móc túi, trộm ví, trộm điện thoại...

Dường như tất cả đã tạo nên một món "đặc sản" chỉ có trong những chương trình nghệ thuật mở như thế này. Có lẽ du khách nước ngoài không khỏi sững sờ khi sau mỗi chương trình, họ nhìn thấy đường phố ngổn ngang như một… bãi chiến trường.

Đáng nói nhất có lẽ là bữa tiệc Countdown được tổ chức thường niên ngay tại mặt tiền Nhà hát lớn. Không biết có phải vì các bạn trẻ nhảy nhót nhiệt tình quá không mà sau khi chương trình kết thúc, trên khắp vỉa hè, mặt đường la liệt những… giày dép mọi người vứt lại. Giày và rác thải là một chuyện, lại có cả trường hợp vứt… "nội y" ra giữa đường. Tất cả tạo thành một hình ảnh vô cùng xấu xí và phản cảm.

Trên một diễn đàn, nhiều độc giả đã lên tiếng than phiền về việc bắt gặp những nhóm bạn đi cùng nhau và chọc phá, quấy rối người đi xem Giao thừa, có bạn trẻ còn ném lon nước vào em bé 5 tuổi, khiến em... gãy luôn răng cửa.

Trên các group, fanpage hay trên facebook cũng ý kiến kêu ca về trường hợp có người… sàm sỡ các bạn gái đi xem chương trình, thậm chí, các nhóm bạn trẻ còn gây gổ và đánh nhau ngay tại buổi Countdown, khiến đám đông hoảng loạn và… lại gián tiếp khiến mọi người chen lấn, xô đẩy "hăng" hơn.

Những hành động đáng xấu hổ

Nhưng sau mỗi cuộc vui, người ta chỉ thấy đường phố ngập tràn rác, những đoàn người dài nối đuôi nhau chen lấn, xô đẩy, đó là chưa kể hiện tượng móc túi, trộm ví, trộm điện thoại...
 Nhưng sau mỗi cuộc vui, người ta chỉ thấy đường phố ngập tràn rác, những đoàn người dài nối đuôi nhau chen lấn, xô đẩy, đó là chưa kể hiện tượng móc túi, trộm ví, trộm điện thoại... 

Có lẽ người ta chưa quên, trong một chương trình biểu diễn ở Bình Dương, nghệ sĩ Trường Giang bị khán giả ném chai nước lên sân khấu khi đang diễn. Tuy nhiên, thay vì phản ứng gay gắt và không diễn nữa như lần ở Tây Ninh trước đây, Trường Giang bình tĩnh hơn và hài hước “phăng” câu phản hồi “Trời đất ơi nó xem nghệ sĩ không ra giống ôn gì hết”, rồi bình tĩnh diễn tiếp.

Đến với các sân khấu ca nhạc, hài, nhiều khán giả cực kỳ bức xúc bởi ý thức của một vài người quá kém làm ảnh hưởng đến không khí thưởng thức nghệ thuật của số đông.

Trong một liveshow lớn tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM, khi khán giả đang say mê thả hồn vào những giai điệu ngọt ngào của ca khúc "Riêng một góc trời" thì âm thanh chát chúa của chuông điện thoại từ một khán giả vang lên phá tan cảm xúc của nhiều người. Chưa hết, lẽ ra phải tắt điện thoại, vị khán giả ấy vô tư nói chuyện như không hề có hàng trăm người quanh mình.

Một lần khác, tại sân khấu ngoài trời ở Cần Thơ, ca sĩ Sơn Tùng M-TP cũng bị khán giả ném đồ về phía anh lúc đang biểu diễn. Khi anh cúi xuống nhặt thì biết đó là sổ tay nhỏ kèm cây bút. Ca sĩ Phương Thanh cũng lâm cảnh tương tự khi đang biểu diễn trong chương trình MTV Connection ở TP.HCM.

Tuy nhiên, việc ném chai này xảy ra sau màn trình diễn rất “máu lửa” của cô kèm câu giao lưu thường gặp “cho Chanh xin chai nước”. Khi ban tổ chức chưa kịp mang ra thì một khán giả “ném tặng” chai nước, rất may là cô đã kịp tránh.

Kinh hoàng những cuộc "vỡ trận"

Sự thiếu ý thức của người trẻ cũng đã được ghi lại vào tối 2-9 vừa qua, trong đại nhạc hội âm nhạc EDM được tổ chức miễn phí ở khu vực Bãi sau TP Vũng Tàu với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng đã thu hút khoảng 50.000 khán giả đến thưởng thức. Từ rất sớm, dòng người đã lũ lượt đổ về sân khấu trung tâm. Để đảm bảo an ninh, ban tổ chức đã bố trí hàng rào cao gần 1m xung quanh khu vực, người xem phải đứng ngoài hàng rào.

Thế nhưng khi đêm nhạc chuẩn bị khai màn, quang cảnh như “vỡ trận” khi lực lượng chức năng bất lực trước hàng loạt bạn trẻ từ thanh niên đến thiếu nữ, từ quần dài đến váy ngắn không ngần ngại lũ lượt trèo qua hàng rào với vẻ mặt hớn hở, thích thú.

Để có tầm nhìn tốt hơn, một nhóm thanh niên nam nữ, có bạn còn mặc váy ren dài duyên dáng đã trèo lên một chiếc ô tô đậu gần đó. Không cần biết xe của ai, gần 20 người đứng kín nắp capô, mui xe… nhún nhảy, la hét theo điệu nhạc sôi động. Chiếc ô tô đã bị sập khung xe, vòm bánh móp méo sụt hẳn xuống, kính xe bể nát, mui xe móp méo thảm hại. Số khán giả còn đứng ngoài rào thì tỏ ra ngạc nhiên, lúng túng trước hành động vô ý thức của đám trẻ.

Mới đây, The Chainsmokers đã có một đêm tiệc EDM "chiêu đãi" người hâm mộ tại Việt Nam cùng hàng loạt hit đình đám, nhưng nếu nhìn vào... "bãi chiến trường" sau đêm nhạc, người ta sẽ không tin mình vừa được thưởng thức thứ nghệ thuật đẳng cấp. Việc nhặt rác và dọn dẹp sau đêm diễn không phải là trách nhiệm của khán giả, vì họ đã bỏ ra số tiền không nhỏ để được hòa mình cùng âm nhạc mang thương hiệu The Chainsmokers.

Tuy nhiên, nếu xét về ý thức, mỗi người chỉ cần bỏ rác đúng nơi quy định, thì có thể số lượng rác thải đã được giảm hơn phân nửa. Nhìn "tàn cuộc" còn sót lại, chúng ta thấy xót xa cho những người trẻ. Có lẽ, như ai đó từng nói, cụm từ vô ý thức chỉ là cách nói ngụy biện cho sự thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ