1. Đừng trêu chọc con về các mối quan hệ
Nếu bị trêu chọc, kiểu như “oh, con đang thích bạn ấy đó à? Có gì hay ho ở chàng đó?” hoặc “Con đang hẹn hò với cô bạn váy ngắn đó sao?” sẽ làm cho con cảm thấy xấu hổ. Trái tim của chúng có thể đập thình thịch, lòng bàn tay đổ mồ hôi và có thể cảm thấy băn khoăn không biết sự thật trong bản thân là gì.
Khi bạn trêu chọc chúng kiểu như vậy, mối quan hệ với người kia chưa rõ ràng, đôi khi chỉ là giai đoạn khác giới lãng mạn mà thôi, bạn càng khiến con cảm thấy không thoải mái.
Những gì mà đứa con ở tuổi teen cần là một người cha/người mẹ mà chúng có thể nói chuyện về bất cứ điều gì, tự chúng sẽ lên tiếng khi cảm thấy cha mẹ đủ độ tin tưởng, là người mà chúng muốn ở bên khi đau lòng.
Chớ đừng khiến chúng cảm thấy bối rối, xấu hổ, chơi vơi. Kh trên chọc con như vậy, vô tình bạn đã làm cho con cảm thấy “chỉ mang con làm trò cười”
2. Đừng đối xử với con tuổi teen như một đứa trẻ
Khi con của bạn còn nhỏ, bạn nói chuyện với chúng như thể chúng là những đứa trẻ bé xíu cần nâng niu. Bây giờ chúng đã ở tuổi vị thành niên, bạn không thể làm điều đó nữa.
Ví dụ, nếu bạn dùng khăn giấy để lau vết bẩn trên mặt chúng hoặc tỏ thái độ trịch thượng, con bạn sẽ thấy điều đó thật đáng xấu hổ. Hoặc nếu bạn khoác tay, khoác chân ôm ấp chúng trước mặt bạn bè, chúng sẽ cảm thấy tồi tệ, xấu hổ đến chết đi được trước đám bạn. Con sợ bạn sẽ nghĩ họ “như con nít” trong khi chúng lại đang cố tỏ ra với đám bạn là “tao đã là một quý ông”.
Chúng sẽ cảm thấy không được tôn trọng vì không rõ ràng, ngay cả bố mẹ đang xem chúng là “con nít” thì làm sao đám bạn kia xem chúng như người lớn được. Trong thâm tâm, bạn chỉ muốn thể hiện tình cảm với con, thể hiện tình yêu thương nhưng bạn cần cẩn thận, giờ không phải là lúc làm điều ấy.
Những gì con tuổi teen của bạn cần là bạn tạo cơ hội để đối xử với chúng như người trưởng thành, trong khi vẫn dạy chúng những trách nhiệm đi kèm với tuổi trưởng thành. Ví dụ giữa đám bạn như vậy, bạn có thể nói “Tạm biệt con. Con đi dã ngoại cùng bạn bè nhé. Hãy luôn vui vẻ và nhớ rằng, mình là người trưởng thành rồi nghen”
3. Không quát mắng con ở nơi công cộng
Con tuổi teen cũng cần thực hiện các quy tắc đặt ra của cha mẹ, và đôi khi bạn cần có mặt để đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả khi chúng vi phạm. Nhưng bạn cần cẩn trọng trong cách bạn kỷ luật, phê bình con thời gian này. Nếu bạn không thể kiềm chế bản thân và cứ trừng phạt, mắng mỏ, cáu giận một cách công khai, bạn có thể khiến con cảm thấy bị sỉ nhục và bực bội.
Hãy kiên nhẫn chờ đợi một thời gian và địa điểm thích hợp để kỷ luật, điều này cho thấy bạn tôn trọng con đến mức nào. Những gì con bạn cần là một phụ huynh sẵn sàng có những cuộc trò chuyện nghiêm túc và giải quyết hậu quả, làm bờ vai vững chắc khi chúng nhận ra sai lầm.
4. Không nên chia sẻ hình ảnh của con với người ngoài
Thông thường con ở độ tuổi teen sẽ không thích xuất hiện khi bị cha mẹ lật lại các album hồi trẻ con ra khoe khi có khách đến thăm.
Cha mẹ phải đối mặt với thực tế rằng toàn bộ cuộc sống từ bé tới giờ của con là phải được cất dấu chỉ để lưu giữ gia đình, chứ không phải phơi bày trên phương tiện truyền thông xã hội của cha mẹ hoặc khoe với khách lạ.
Chúng muốn có quyền riêng tư và các bức ảnh này được lưu giữ tốt nhất trong gia đình mà thôi. Khi chúng biết hình ảnh của mình được chia sẻ công khai, điều đó khiến chúng cảm thấy tự ái. Bởi vì, bố mẹ có thể thấy những tấm hình khi xưa (cởi truồng hoặc răng xún) là đáng yêu, ngộ nghĩnh nhưng với chúng, đó lại là điều xấu hổ mà chúng muốn che dấu.
Những gì con cần ở bạn là cần tôn trọng hỏi ý kiến con nếu muốn cho khách xem ảnh. Bạn cần nói cho ai xem, nơi bạn chia sẻ ảnh của con. Điều này sẽ giúp con yên tâm hơn (nhỡ đâu con của người bạn của bố mẹ chính là cô gái/chàng trai mà con đang thích nên con rất ngại bạn ấy nhìn thấy tấm ảnh xưa cũ của mình).
5. Cha mẹ không để ý đến ngoại hình của mình
Nhiều bố mẹ ít quan tâm đến hình ảnh của mình, trong khi con lại là người thích để ý ngoại hình. Có thể bạn ra ngoài mà không chải đầu hoặc ra đường mặc quần pyjama. Điều này làm chúng không muốn, chúng sợ vô tình gặp bạn bè thì sẽ nhận xét “trông mẹ cậu có vẻ bận rộn, vất vả nhỉ”.
Chúng không muốn bạn bè có cái nhìn thành kiến về cha mẹ của mình. Vì vậy, ngay cả khi bạn là người giản dị thì hãy vì con, điều tối thiểu nhất là chú ý đến ngoại hình, chăm sóc bản thân để con sẽ thấy dễ chịu hơn khi ở bên cạnh mọi người và đồng thời, bạn làm mẫu cho con về sự chỉn chu.