Dạy con tuổi teen quản lý tiền bạc

GD&TĐ - Dạy con về tầm quan trọng của việc lập ngân sách và học cách quản lý tiền là một trong những bài học cuộc sống cần thiết cho sự phát triển lành mạnh trong tương lai.

Dạy con tuổi teen quản lý tiền bạc

Khuyến khích quản lý tiền có trách nhiệm

Một phần của việc học cách quản lý tiền bạc là học cách chi tiêu có trách nhiệm và trân trọng giá trị của đồng tiền. Những mẹo này có thể giúp ích cho việc học chi tiêu có trách nhiệm của con:

Khi con bạn lớn hơn, bạn nên dạy con bạn kiểm soát và chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với tiền của chúng và cách chúng tiêu tiền. Với sự hướng dẫn, điều này sẽ giúp con bạn học các kỹ năng quản lý tiền suốt đời.

Hãy cùng con vạch ra một số kế hoạch rõ ràng về việc sử dụng tiền - ví dụ, thảo luận về số tiền có thể dùng để tiết kiệm, chi tiêu vào việc cụ thể nào đó. Và điều quan trọng là hướng dẫn con bạn tiết kiệm tiền thay vì tiêu hết số tiền con có.

Con có thể sẽ mắc một số sai lầm trong việc quản lý tiền bạc, có thể sẽ tiêu tiền tiêu vặt của một tuần hết trong hai ngày hay chi tiêu nhiều vào thứ gì đó. Thay vì cho con nhiều tiền hơn, bạn nên nói chuyện với con về những gì con học được từ trải nghiệm ấy và những điều con có thể làm khác đi vào lần sau.

Khuyến khích chi tiêu có trách nhiệm

Khuyến khích con vạch ra định mức và quản lý chi phí hàng tuần của chúng. Điều này có thể bao gồm tiền vé xe buýt đi học, đi chơi cùng bạn bè, v.v. Hãy để con bạn lập kế hoạch chi tiêu mua quà sinh nhật, Giáng sinh hoặc những món quà khác cho anh chị em của chúng hoặc các thành viên khác trong gia đình. Tính ra những khoản cần chi sẽ giúp con bạn học cách lập kế hoạch ngân sách. Và con bạn cũng có thể đánh giá về những món quà mà chúng nhận được từ người khác.

Cung cấp cho con một khoản ngân sách cho bữa tiệc sinh nhật để quyết định mua những gì hoặc đi đâu.

Có thể để con tiêu hết số tiền đó trong lần đầu tiên nhưng hãy cho con biết rằng lần sau con sẽ phải tính toán sao cho phù hợp hơn.

Kiếm tiền

Dạy con tuổi teen quản lý tiền bạc (hình minh họa)
Dạy con tuổi teen quản lý tiền bạc (hình minh họa)

Nếu con bạn muốn bắt đầu tự kiếm tiền, có nhiều cách bạn có thể hỗ trợ việc này. Một số gia đình cho con em tiền tiêu vặt. Một số gia đình trả tiền cho con khi con tham gia một số công việc làm thêm (ví dụ việc nhà). Nhưng nhiều gia đình khác cảm thấy rằng mọi thành viên nên đóng góp vào các công việc gia đình mà không được trả tiền. Một số thanh thiếu niên muốn tự kiếm tiền làm việc bên ngoài gia đình. Con của bạn cũng có thể quan tâm đến một công việc bán thời gian. Một công việc bán thời gian cũng có thể giúp con xây dựng kỹ năng, kinh nghiệm, sự tự tin và các mối liên hệ cho việc làm trong tương lai. Không có đúng hay sai - đó chỉ là quan điểm và sự phù hợp với bạn và hoàn cảnh gia đình của bạn.

Tiết kiệm tiền

Khi lớn lên, trẻ bắt đầu nghĩ đến việc tiết kiệm cho những thứ chúng muốn. Đây là bước quan trọng trong việc học quản lý tiền bạc và phát triển thói quen quản lý tài chính. Những mẹo này có thể khuyến khích con tiết kiệm:

Khuyến khích con bạn luôn tiết kiệm một số tiền tiêu vặt hoặc tiền sinh nhật của chúng. Đừng khuyến khích con tiêu hết số tiền được cho hoặc số tiền kiếm được. Giúp con bạn đặt ra các mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn. Nếu con đang tiết kiệm tiền mặt, bạn có thể sử dụng biểu đồ để theo dõi mức độ gần đạt được với mục tiêu của con. Nếu con gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, có thể kiểm tra khoản tiết kiệm trực tuyến. Giúp con thiết lập một tài khoản tiết kiệm bị hạn chế quyền truy cập, khiến khó tiêu tiền ngay lập tức. Bạn có thể sử dụng nó để đặt mục tiêu tiết kiệm với con mình, chọn số tiền tiêu vặt và theo dõi việc tiết kiệm và chi tiêu.

Vay tiền và cho vay

Bạn có thể sẽ là người cho vay đầu tiên của con bạn. Đây là cơ hội tốt để dạy con về tầm quan trọng của việc trả nợ như một phần của việc quản lý tiền bạc.

Ví dụ: có lẽ con bạn đã tiết kiệm để mua một số đôi giày thể thao đặc biệt và hiện chúng đang được giảm giá. Bạn có thể cho con mình vay 20 đô la còn thiếu để chúng có thể mua giày thể thao trước khi giá tăng trở lại. Nhưng bạn cũng có thể thảo luận và thống nhất về kế hoạch trả nợ.

Bạn cũng có thể thảo luận về việc vay tiền từ bạn bè hoặc cho bạn bè vay tiền. Bạn có thể nói về lý do và tầm quan trọng của việc trả lại tiền đúng hạn.

Theo Raisingchildren

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...