Cách giao tiếp với con cái độ tuổi “teen”

GD&TĐ - Tuổi teen là tuổi cực kì khó lường vì tâm lý đang xáo trộn khi con chưa thật sự chín chắn như một người trưởng thành. Vậy nên ở giai đoạn này bố mẹ cũng cần trang bị cho mình nghệ thuật giao tiếp với con.

Cách giao tiếp với con cái độ tuổi “teen”
Tuổi teen (vị thành niên) là độ tuổi nằm trong khoản 13 - 19 tuổi. Đây cũng là độ tuổi khiến cha mẹ phải đau đầu bởi con họ thay đổi với biểu hiện như: bướng bỉnh, chống đối cha mẹ, ăn nói cộc lốc, buồn vui vô cớ, hay dỗi hờn, ít tâm sự chia sẻ với bố mẹ, tơ tưởng đến các bạn khác giới sớm...
Do đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bực bội, và nhiều khi phản ứng rất mạnh khi con cái không hỏi ý kiến, không nghe lời bố mẹ. Không ít những trường hợp bố mẹ đã rất sốc và phải tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn tâm lý vì có những đứa con đang từ ngoãn ngoãn, dễ bảo, bỗng dưng …dở chứng...
Alex Zhou - Chuyên gia tâm lý cho con trẻ và tuổi teen cho rằng, nhiều phụ huynh khi đối diện với con tuổi dậy thì thường quá lo lắng khi nghĩ mình đã thất bại trong việc giáo dục con cái.
Vì sao tuổi dậy thì lại trở thành nỗi lo lắng, đau đầu của các bậc làm cha làm mẹ và họ phải đối xử với con em mình ra sao trước cái tuổi “dở người lớn, dở trẻ con” này?.
Dưới đây là 5 điều ba mẹ nên làm khi con tuổi teen để gần gũi và thân thiết với con hơn.
Hãy bỏ điện thoại xuống khi về nhà
Con muốn được ba mẹ chú ý lắng nghe khi con nói, nhìn con nhiều hơn 1 chút thay vì nhìn điện thoại.
Khi con còn nhỏ ba mẹ cứ tập trung vào điện thoại thì khi con càng lớn, hành động này sẽ được đáp trả bằng cách khi ba mẹ nói chuyện con vẫn cầm điện thoại mà lướt.
Không gì là quá muộn khi cả nhà phải tập việc này. Để điện thoại nơi khác trong thời gian gia đình sinh hoạt cùng nhau, giờ ăn tối. Khi trả lời con, hãy nhìn con thay vì vừa nói vừa nhìn điện thoại. Tắt các chuông thông báo của các app, FB trên điện thoạiđể không bị quấy rối liên tục.
Hãy hướng dẫn con xử lý, khi cảm xúc con thất thường
Bạn có quá mệt mỏi và căng thẳng để lắng nghe và dạy con tuổi teen? Không phải lúc nào tâm trạng bạn đủ tốt để hòa nhã với con, một số gợi ý cho ba mẹ:
Nên sử dụng quyền trợ giúp, khi bản thân bạn quá căng thẳng mệt mỏi, đừng nên cố giúp con khi con đang bực bội, như là ông bà, cô chú có thể giúp con, cho con những lời khuyên.
Con tuổi teen không nhất thiết cần ba mẹ chuẩn bị cơm tối, bữa sáng, điều con cần là sự hướng dẫn từ người thân yêu khi con cần xử lý vấn đề cá nhân.
Có quan tâm đến bản thân thì bạn mới có thể quan tâm đến con
Điều gì đem lại năng lượng tốt cho bạn, làm sao có thể có một tâm trí khỏe mạnh để lúc nào cũng có sự sáng suốt, vui vẻ để truyền cho con?
Cho phép bản thân không gian riêng tư với bạn bè, đừng suốt ngày chỉ tập trung vào mỗi con.
Quan tâm đến sức khỏe bản thân, vận động, đừng lạm dụng thuốc lá hoặc nhậu nhẹt quá nhiều, con sẽ cảm thấy ba mẹ tự ý thức về sức khỏe và có thể noi gương.
Tình bạn rất quan trọng với con
Ba mẹ khá sốc khi biết được con xem trọng tình bạn hơn ba mẹ khi con ở tuổi teen, con dành thời gian cho bạn bè, chat với bạn bè, nấu cháo điện thoại cùng bạn bè. Đi đâu cũng mong được đi cùng bạn.
Đừng nên biểu lộ cảm xúc bực tức, tiêu cực, áp lực với con về việc này hãy tôn trọng tình bạn của con.
Đừng tỏ ra biết hết về con tuổi teen
Ba mẹ cho rằng con thay đổi sở thích quá nhiều khi con lên 12, 13 chỉ vì con quan tâm đến những kênh phim khác thay vì hoạt hình. Con quan tâm đến những game khác thay vì búp bê, đồ chơi, slime….
Ba mẹ nên hỏi và tìm hiểu xem con muốn gì thay vì tự cho rằng con phải như vầy, như kia mới đúng lứa tuổi của con . Sở thích của con tuổi teen cũng thay đổi mỗi tuần, hôm thì thích giày thể thao, giờ lại đổi sang dép lê cho giống thần tượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.