Chuyên gia ở Vienna này đã làm ra 5 mẫu thiết bị, tập trung vào việc giúp giải quyết những thói quen vuốt trên màn hình cảm ứng của điện thoại. Chúng được gắn một tràng hạt bằng đá để người dùng có thể thao tác trên đó, như di chuyển, thu phóng và vuốt trên điện thoại thật, tất nhiên là không có tín hiệu nào hiện ra.
Với việc sử dụng các hạt đá để tương tác với màn hình cảm ứng của điện thoại, Schillinger nhằm mục đích tạo ra các công cụ mô phỏng vật lý mà người sử dụng điện thoại thông thường mong muốn và giúp họ đối phó với các triệu chứng nghiện khi xa điện thoại trong thời gian dài.
Schillinger cho biết: “Chúng ta kiểm tra email và tin nhắn không chỉ về tình hình giao thông công cộng, mà còn trong các tình huống xã hội, ví dụ như khi uống rượu với bạn bè. Ngày càng có nhiều người cảm thấy sự thúc bách phải kiểm tra điện thoại của mình, ngay cả khi không mong đợi một tin nhắn hoặc cuộc gọi cụ thể. Những quan sát trên đã khiến chúng tôi nghĩ về một công cụ có thể giúp ngăn chặn hành vi ‘kiểm tra’ này”.
Substitute Phones được làm bằng nhựa polyoxymethylene đen (POM), còn được gọi là acetal. Chúng có kích thước và trọng lượng tương đương với điện thoại thông minh điển hình, giúp cho việc mô phỏng trở nên thuyết phục hơn. Các hạt cẩm thạch Howlite được tích hợp vào một trong năm mẫu thiết kế và cuộn xuống, mô phỏng cảm giác không ma sát liên quan đến việc sử dụng màn hình cảm ứng. Thiết kế của chúng cho phép người dùng thực hiện các cử chỉ khác nhau liên quan đến điện thoại thông minh, chẳng hạn như vuốt và chụm.
Theo Schililnger, nhà văn và nhà triết học Italy, Umberto Eco đã khơi nguồn cảm hứng cho dự án, bởi vì ông cố gắng từ bỏ thuốc lá bằng cách thay thế ống píp bằng một cái que. “Nó cũng là vật tương tự nhưng không có nicotine, chỉ là sự kích thích về vật lý”, Schillinger nói, “Tôi nhớ tới điều này và nghĩ sẽ làm những chiếc điện thoại có thể thao tác nhưng không có kết nối”.
Substitute Phone là dự án thứ nhì của Schillinger nhắm vào việc ngăn cản người sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác như máy tính bảng. Dự án thứ nhất mang tên Offline Lamp, là một chiếc đèn bàn điển hình có một ngăn kéo tích hợp vào bệ. Đèn chỉ bật sáng khi người dùng bỏ một chiếc điện thoại thông minh vào ngăn kéo và khóa lại.
Những chiếc điện thoại thay thế này của Schillinger chưa được tung ra thị trường nhưng trên trang web, ông hứa hẹn sẽ cho ra mắt sớm và cung cấp địa chỉ email cho những người có nhu cầu.