Điện Biên cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị để ngày 1/9 tựu trường

GD&TĐ - Điện Biên đã cơ bản đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, đội ngũ giáo viên và khung kế hoạch giảng dạy. Mục tiêu mà địa phương này đặt ra sớm nhất từ 1/9 có thể tựu trường.

Cho đến nay Điện Biên đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị để sớm nhất ngày 1/9 tựu trường.
Cho đến nay Điện Biên đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị để sớm nhất ngày 1/9 tựu trường.

Nội dung trên được ông Nguyễn Vặt Đoạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên thông tin với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại bên lề hội nghị trực tuyến triển khai năm học mới 2021-2022, diễn ra vào hôm nay (13/8).

Các đại biểu tham gia hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học mới tại điểm cầu Điện Biên.
Các đại biểu tham gia hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học mới tại điểm cầu Điện Biên.

Linh hoạt khắc phục khó khăn

Trong suốt thời gian qua, các cơ sở giáo dục phổ thông tại Điện Biên đã nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn đặc thù và những yếu tố bất lợi do ảnh hưởng dịch bệnh để chủ động chuẩn bị đáp ứng các điều kiện cơ bản cho năm học mới.

“Do năm học này, Nghị định 86 về hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh vùng khó đã hết hiệu lực, Bộ GD&ĐT chưa ban hành quy định mới, nên việc chuẩn bị sách giáo khoa (SGK) cho học sinh tại nhiều cơ sở trường học trên địa bàn gặp khó.

Hiện nay, Sở đã chủ động đề xuất với tỉnh bố trí kinh phí mua SGK đưa vào thư viện các nhà trường, để giáo viên, học sinh mượn. Chỉ đạo các nhà trường huy động mọi nguồn xã hội hóa, với quyết tâm không để học sinh nào thiếu sách” – ông Đoạt cho hay.

Đến nay, các giáo viên đều đã được bồi dưỡng, tập huấn chương trình sách giáo khoa mới.
Đến nay, các giáo viên đều đã được bồi dưỡng, tập huấn chương trình sách giáo khoa mới.

Còn tại huyện Mường Nhé, mặc dù là một trong những địa phương đặc biệt khó khăn, song theo Phó Trưởng phòng GD&ĐT Phạm Thiết Chùy hiện nay công tác chuẩn bị năm học mới cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu.

“Đối với 5 trường bị ảnh hưởng bởi giông lốc, sạt lở trong hè, phòng đã chỉ đạo các nhà trường huy động giáo viên, nhân – vật lực chủ động tu sửa, gia cố tạm thời từ sớm, làm sao trước mắt kịp thời đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới” – ông Chùy nói.  

Đối với công tác tuyển sinh đầu vào các cấp học cơ bản đã hoàn tất. Riêng đối với các trường không tổ chức thi mà thực hiện tuyển sinh lớp 10 hiện nay vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiên.

Theo ông Đoạt, do đặc thù nhiều trường học ở địa bàn khó khăn, dân cư sống không tập trung, nên nội dung này sẽ tiếp tục thực hiện từ nay cho đến khai giảng.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng chương trình SGK mới cho đến nay đã hoàn thành. Địa phương cũng hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 2 và lớp 6 để trình Bộ xem xét, thẩm định.

Sẵn sàng kịch bản ứng phó dịch bệnh

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đoạt, dựa trên kế hoạch của Bộ triển khai, ngành GD Điện Biên sẽ vận dụng linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Điện Biên cũng đã chủ động kịch bản để ứng phó với mọi tình huống.

“Việc tổ chức dạy học trong điều kiện dịch bệnh không phải mới. Nhiệm vụ này chúng tôi đã duy trì thực hiện từ 2 năm nay, nên mọi thứ đều chủ động” – ông Đoạt nói.

Dựa trên kinh nghiệm đã triển khai tốt từ năm học trước, kịch bản ứng phó dịch Covid-19 đã được Điện Biên chuẩn bị sẵn sàng.
Dựa trên kinh nghiệm đã triển khai tốt từ năm học trước, kịch bản ứng phó dịch Covid-19 đã được Điện Biên chuẩn bị sẵn sàng.

Theo đó, ngành giáo dục địa phương đã sẵn sàng 3 phương án dạy học cho mỗi tình huống khác nhau. Nếu tình hình dịch bệnh đảm bảo an toàn (như hiện tại), các cơ sở giáo dục trên địa bàn sẽ tổ chức dạy học trực tiếp, song vẫn phải đảm bảo tuân thủ 5K và các quy định an toàn dịch của Bộ Y tế.

Trong trường hợp có học sinh hoặc địa bàn phải thực hiện giãn cách, thì cơ sở giáo dục đó, địa phương đó sẽ chuyển sang dạy trực tuyến, học online. Hình thức này đã được triển khai nên cho đến thời điểm hiện tại không có vướng mắc.

Tuy nhiên, đối với những vùng khó khăn về hệ thống kết nối, dịch vụ internet; hoặc khu vực học sinh thiếu các điều kiện học trực tuyến sẽ chuyển sang hình thức giao nhiệm vụ. Tức là giáo viên sẽ giao bài, giáo việc và đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên đối với từng học sinh, nhóm học sinh cụ thể.

“Với phương án này sẽ vất vả hơn rất nhiều cho giáo viên, tuy nhiên với mục tiêu tất cả vì chất lượng học sinh, nên các đơn vị nhà trường và giáo viên đều quyết tâm triển khai, thực hiện” – ông Đoạt nói.

Theo kế hoạch, dự kiến đến ngày 20/8 ngành Giáo dục Điện Biên sẽ hoàn thiện, ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai thực hiện kế hoạch năm học mới. Ngày 24 – 25 sẽ tổ chức hội nghị triển khai đến toàn ngành. Sớm nhất ngày 1/9 cơ sở giáo dục địa phương sẽ tự trường, và lịch khai giảng vẫn được ấn định vào ngày 5/9.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.