Điểm sàn và chất lượng

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và đào tạo giáo viên trình độ đại học, ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2020. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học từ điểm thi tốt nghiệp THPT với thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi từ 19 - 22 điểm tùy ngành. Điểm sàn tuyển sinh vào các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 18,5 điểm. Riêng ngành Giáo dục thể thao, huấn luyện thể thao, sư phạm âm nhạc, và sư phạm mỹ thuật thấp hơn điểm sàn chung 1 điểm. Điểm sàn xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng là 16,5 điểm. Như vậy, so với năm 2019, nhóm ngành đào tạo giáo viên có điểm sàn tăng 0,5 điểm, nhóm ngành sức khỏe tăng 1 điểm. 

Đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe có tính đặc biệt, quyết định trực tiếp đến trí tuệ, thể chất và sức khỏe của thế hệ trẻ nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Việc xác định điểm sàn ở hai lĩnh vực này sẽ ngăn chặn một số trường do thiếu nguồn tuyển có thể lấy điểm sàn quá thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực. Vì thế, ngay cả khi rộng cửa cho các trường tự quyết định điểm sàn các ngành khác, với hai nhóm ngành này, Bộ GD&ĐT vẫn phải đưa ra một mức “khống chế” về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. 

Để định được mức điểm sàn chung, vừa bảo đảm yêu cầu chất lượng đầu vào, vừa tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh là không phải chuyện dễ dàng. Bởi trong khi điểm sàn không phải là vấn đề với các trường tốp trên, với các trường địa phương, trường ngoài công lập đây lại là việc quan trọng, quyết định số lượng thí sinh trúng tuyển và sự phát triển của trường. Vì thế, các hội đồng tư vấn  điểm sàn phải xét trên nhiều yếu tố, toàn diện và tổng thể, bảo đảm hài hòa ý kiến của các thành viên đại diện cho đa dạng loại hình trường, địa bàn. 

Ảnh minh họa ảnh 1
Ảnh minh họa

Năm nay, điểm sàn ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe tăng cao hơn năm trước nhưng lại nhận được sự đồng tình của 100% thành viên hội đồng tư vấn. Đông đảo  chuyên gia tuyển sinh ở các trường cũng nhận định mức điểm này là phù hợp, trên cơ sở phổ điểm thi và tổng thể các trường tham gia xét tuyển khối ngành này trong cả nước. Năm học 2019 - 2020 dịch Covid-19 kéo dài, dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục đã nỗ lực tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kết quả điểm thi cao hơn so với năm ngoái, vì vậy, khối sức khỏe, giáo viên tăng điểm là hợp lý. Với mức điểm này, những trường tốp dưới cũng không khó khăn hay lo lắng trong tuyển sinh vì nguồn tuyển lớn.

Dù không quyết định tất cả nhưng điểm sàn là khâu quan trọng để bảo đảm đầu ra với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe. Trong thực tế đào tạo giữa các ngành có chênh lệch điểm đầu vào, năng lực của các sinh viên cũng khác nhau, vì thế, tôn trọng năng lực đầu vào là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn vẫn là quá trình đào tạo, bởi năng lực giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế sẽ do quá trình này quyết định, phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác. 

Vì thế, song song với bảo đảm chất lượng đầu vào qua điểm sàn, việc nâng cao chất lượng quá trình đào tạo, thể hiện trách nhiệm của nhà trường với cộng đồng, xã hội là yêu cầu cấp thiết đối với các trường đào tạo giáo viên, sức khỏe, đặc biệt là những đơn vị có mức điểm tuyển sát với sàn. 

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.