“Điếc” mùi - Dấu hiệu của nguy cơ tử vong

Việc bị mất cảm nhận về mùi sẽ làm tăng gấp đôi xác suất tử vong trong vòng 5 năm sau đó.

“Điếc” mùi - Dấu hiệu của nguy cơ tử vong

Trong giai đoạn 2005 - 2006, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Chicago (Mỹ) đã nghiên cứu 3.000 nam giới và phụ nữ tuổi từ 57 - 85 và ghi nhận khả năng xác định 5 mùi khác nhau hay gặp.

Từng người được yêu cầu xác định một mùi mỗi lần từ một bộ gồm 4 lựa chọn khác nhau, và mức độ khó sẽ tăng lên trong quá trình thử. Đầu tiên, họ được yêu cầu xác định mùi bạc hà, sau đó đến mùi cá, cam, hoa hồng và cuối cùng là mùi da thuộc.

Trong khảo sát thứ hai cũng với những đối tượng này, các nhà nghiên cứu hỏi những người còn sống về cảm nhận mùi của họ. Trong thời gian 5 năm giữa hai lần khảo sát, 430 người tham gia đã chết và 39% số họ cũng không thực hiện được test ngửi mùi lần đầu. 

Những người bị mất cảm giác mùi ở mức độ vừa chiếm 19% số tử vong, trong khi chỉ 10% số người chết trong vòng 5 năm này có cảm nhận bình thường về mùi.

Jayant M. Pinto - Tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: “Mất cảm nhận về mùi không trực tiếp gây tử vong, nhưng nó có vẻ là một hệ thống cảnh báo sớm cho biết có điều gì đó đang ngày càng tệ hơn và tổn thương đã diễn ra. 

Kết quả nghiên cứu có thể đưa tới một test hữu ích trên lâm sàng, một cách nhanh chóng và không tốn kém để xác định những bệnh nhân có nguy cơ nhất”.

Những người bị mất cảm nhận mùi nhiều nhất dễ bị tử vong nhất trong vòng 5 năm sau, và các nhà nghiên cứu thậm chí chưa biết chắc tại sao lại như vậy. 

Cơ quan khứu giác của cơ thể có thể bị rối loạn chức năng do các tế bào khứu giác trong mũi bị chết, nhưng cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn.

Theo kết quả nghiên cứu này, thì mất cảm nhận về mùi là chỉ báo tử vong còn hơn cả chẩn đoán suy tim, ung thư, hoặc bệnh phổi. Hóa ra mùi của cái chết là không ngửi thấy mùi gì.

Theo Sức khoẻ và đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.