Dịch sởi tại TPHCM: Không để dịch chồng dịch, đảm bảo 100% trẻ tiêm vắc-xin

GD&TĐ -Ngành y tế TPHCM tích cực chuẩn bị nguồn vắc-xin triển khai Chiến dịch tiêm bổ sung với phương châm không bỏ sót trẻ nào, không để dịch chồng dịch.

Ngành y tế TPHCM tích cực chuẩn bị nguồn vắc-xin triển khai Chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi.
Ngành y tế TPHCM tích cực chuẩn bị nguồn vắc-xin triển khai Chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi.

Ngay khi UBND TPHCM công bố dịch sởi trên địa bàn, nhiều quận, huyện tổ chức họp khẩn nhằm đưa ra phương án triển khai các hoạt động phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi, đảm bảo không bỏ sót trẻ nào, tỷ lệ trẻ tiêm vắc-xin sởi đạt 100%, tuyệt đối không để dịch chồng dịch.

Tiêm vắc-xin thông lễ Quốc khánh 2/9

Tại địa bàn Quận 10, ông Bùi Thế Hải – Phó Chủ tịch UBND Quận 10 cho biết, toàn quận có khoảng 8.000 trẻ từ 1 – 5 tuổi. Quận đề nghị lãnh đạo 10 phường, các đơn vị liên quan rà soát, lập danh sách để thực hiện tiêm vắc-xin thông lễ Quốc khánh 2/9, cả 2 buổi sáng, chiều bắt đầu từ ngày 1/9 đến ngày 5/9.

Tương tự, bà Lê Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân nhấn mạnh, với số lượng trên địa bàn quận khoảng 35.000 trẻ trong độ tuổi này, quận đặt mục tiêu không để sót trẻ nào được tiêm vắc-xin sởi.

bba8e058022aa574fc3b.jpg
Theo báo cáo của TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong số 42 ca sởi nặng điều trị tại khoa Hồi sức Nhiễm, tỷ lệ chích ngừa đủ 2 mũi ở những bệnh nhi này là 0%.

Theo bà Dung, sau công bố dịch, sáng 28/9, quận tổ chức họp các đơn vị, triển khai công việc, chủ động rà soát trẻ trên địa bàn quận để thực hiện tiêm vắc-xin sở thông lễ Quốc khánh 2/9.

"Từ 5/9, quận thành lập đội tiêm lưu động, tiêm tại các cơ sở giữ trẻ ở quận. Phối hợp với phòng giáo dục, cơ sở y tế và các đơn vị liên quan, quận đặt mục tiêu hoàn tất tiêm quét vắc-xin sởi cho trẻ trong tháng 9”, bà Dung cho hay.

Đối với Phòng Giáo dục, ông Khưu Mạnh Hùng – Trưởng Phòng Giáo dục Quận 12, cho rằng, trong thời gian chờ kế hoạch của thành phố, tham mưu của quận, Phòng Giáo dục chủ động chỉ đạo các cơ sở giáo dục có trẻ trong độ tuổi chủ động phối hợp thực hiện. Đồng thời, tuyên truyền đến phụ huynh có con nằm trong độ tuổi theo kế hoạch, đến các cơ sở để được tư vấn và tiêm ngừa vắc-xin sởi cho trẻ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Tấn Minh – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết, hiện Sở chỉ đạo các trường tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh sởi trong trường học theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.

Các trường học phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường; chú trọng công tác phát hiện sớm ca bệnh tại nhóm trẻ và trường mầm non. Các trường cần thông tin ngay đến trạm y tế phường, xã, thị trấn khi có ca bệnh.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần tiếp tục phối hợp với ngành y tế trong công tác quản lý, rà soát tiền sử tiêm chủng của học sinh; nhà trường sẽ phối hợp với ngành y tế tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin tại trường học.

d3a428d82aa48dfad4b5.jpg
Một tiết học của trẻ mầm non trên địa bàn TPHCM.

“Nhà trường truyền thông đến học sinh, phụ huynh biết về đường lây truyền bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh sởi các vắc-xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng… để phụ huynh đồng thuận tham gia”, ông Minh thông tin.

Tuyệt đối không để dịch chồng dịch

Ngày 29/8, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế - làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).

Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, WHO đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng đột biến ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát tại nhiều khu vực đặc biệt là nhóm người chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Tính riêng 3 tháng đầu năm đã có gần 57.000 ca mắc. Một số quốc gia như Anh, Pháp…đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch sởi.

Theo Thứ trưởng Hương, trên thế giới có rất nhiều loại vắc-xin sởi khác nhau, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, trường hợp cần thiết được cấp phép tiêm mũi bổ sung, nên tiêm mũi bổ sung. Tuy nhiên, loại vắc-xin chúng ta đang dùng chỉ cấp phép 2 mũi tiêm. Vậy nên, trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi rồi thì không cần tiêm thêm mũi thứ 3”.

“Các bệnh viện thường xuyên trao đổi, thông báo thông tin các trường hợp bệnh với CDC và các tỉnh, thành phố, nơi bệnh nhân sinh sống để kiểm tra dịch tễ. Ngay khi tiếp nhận các ca bệnh, các cơ sở y tế cần trao đổi thông tin với địa phương liên quan để phòng chống dịch”, Thứ trưởng Hương chỉ đạo.

0ad14c9aaee809b650f9.jpg
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế - làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).

Đồng thời, đề nghị Sở Y tế TPHCM xem xét điều phối, cung cấp vitamin A cho các cơ sở y tế để cơ sở điều trị bệnh. Tiếp tục đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để phòng chống dịch. Đặc biệt cần chủ động liên hệ và báo cáo kịp thời với Sở Y tế, Cục Quản lý Dược trong trường hợp cần các thông tin liên quan đến các loại thuốc được cấp phép hoặc trường hợp cần cung cấp thuốc kịp thời để điều trị cho bệnh nhân.

“TPHCM tiếp tục công tác truyền thông cho người dân, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế trong công tác phòng chống dịch để người dân chủ động phòng chống dịch; phối hợp với bệnh viện phòng chống dịch. Tăng cường đào tạo cho các tỉnh, các cơ sở tuyến dưới đặc biệt là các phòng khám tư nhân trong công tác điều trị, đảm bảo điều trị tốt, chuyển viện phù hợp, an toàn, không để xảy ra tình trạng quá tải bệnh viện”, Thứ trưởng Hương nhấn mạnh.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết, để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.