Đi đến nửa đường, chồng còn đuổi vợ về thay áo

Có lần đi đến nửa đường chồng còn bảo: “Cái áo này quê quá, anh cho em quay về để thay áo khác đấy”. Lần thì anh lại bảo: “Anh không muốn người yêu làm ở khách sạn, em chuyển ngay chỗ làm khác”…

Đi đến nửa đường, chồng còn đuổi vợ về thay áo

Trong thời gian 5 năm yêu nhau, Mai (Thanh Trì, HN) không biết bao nhiêu lần chứng kiến sự độc đoán, gia trưởng của bạn trai. Lần thì chê: “Cái áo này quê quá, anh cho em thêm 5 phút để thay áo khác đấy”.

Có lần đi đến nửa đường chồng còn bảo: “Cái áo này quê quá, anh cho em quay về để thay áo khác đấy”. Lần thì anh lại bảo: “Anh không muốn người yêu làm ở khách sạn, em chuyển ngay chỗ làm khác”…

Đi đến nửa đường, chồng còn đuổi vợ về thay áo - Ảnh 1

Có lần đi đến nửa đường chồng còn bảo: “Cái áo này quê quá, anh cho em quay về để thay áo khác đấy”. Lần thì anh lại bảo: “Anh không muốn người yêu làm ở khách sạn, em chuyển ngay chỗ làm khác”. Ảnh minh họa.

Thế nhưng khi hai người về chung sống dưới một mái nhà, hàng ngày hàng giờ phải chịu đựng sự kiểm soát, điều khiển từng ly từng tý của chồng, cô trở nên uất ức, bế tắc còn chồng thì cũng dần quen với ý nghĩ vợ chỉ là con rối để anh giật giây. Và giờ đây sau 3 năm chung sống, vợ chồng họ đang trên bờ vực ly hôn.

Cũng có chồng gia trưởng nhưng trường hợp của Hà, 30 tuổi, HN lại khác. Vì thời gian tìm hiểu trước khi kết hôn quá ngắn, nên chỉ đến khi cưới nhau được 2 tháng, Hà mới giật mình khi nghe chồng tuyên bố: việc đi làm kiếm tiền là của đàn ông còn vợ chỉ cần đảm đang việc sinh con, nuôi con, chăm chồng là đủ.

Và đúng như lời anh nói, không lâu sau đó anh bắt cô nghỉ việc. Với cô, một thạc sỹ xã hội học từng du học nhiều năm ở nước ngoài, chuyện ở nhà nội trợ hiển nhiên là một điều không thể.

Thế nên, ngay khi nghe chồng nói điều này, cô đã khẳng định ngay rằng: “Hãy để em đi làm, đảm bảo em sẽ cân bằng được công việc và gia đình. Nếu sau một năm em không thực hiện được điều này, khi ấy em sẽ làm theo ý anh muốn”.

Và rồi cùng với sự nỗ lực để không vi phạm điều đã cam kết, trong những lúc vợ chồng vui vẻ, cô lại buông những lời tâm sự ngọt ngào với chồng: “đấy anh thấy không, em có thể làm được cả hai việc cùng lúc mà”, “phụ nữ mà không đi làm thì nhanh chóng tụt hậu, cổ lỗ lắm, anh có thích vợ anh như vậy không?” rồi “tiền lương của em tuy ít nhưng em rất vui vì được góp đỡ phần đỡ nào đó cho anh”…

Kết quả là sau 1 năm, thấy việc gia đình được chăm lo đầy đủ mà vợ lại vui vẻ, hiểu biết, anh đã rất nể và chấp nhận để vợ đi làm. Dù miệng vẫn khăng khăng “gia đình là số 1, việc phải là số 2” xong cô vẫn được anh tạo điều kiện cho đi công tác hay nghỉ mát cùng cơ quan. Cuộc sống vợ chồng vì thế mà trở nên êm ả.

Rõ ràng, với cách ứng xử khác nhau hai người phụ nữ nhận được những kết quả khác nhau trong cuộc hôn nhân của mình với người chồng gia trưởng.

Đôi khi, sự thụ động, nhẫn nhịn và phục tùng người chồng gia trưởng của người vợ lại chính là đòn bẩy để thói độc đoán, gia trưởng của các ông chồng được cớ lộng hành.

Người ta có câu rằng “không có lửa thì làm sao có khói”, để cho thói gia trưởng của chồng lộng hành lỗi một phần là của vợ. Theo các chuyên gia tâm lý, phụ nữ luôn giữ vai trò tương tác với tính gia trưởng của chồng.

Ngay từ khi mới về chung sống, nếu ý kiến của người chồng luôn được vợ cam chịu, chấp nhận thì quan điểm “ta là một, là riêng, là thứ nhất” được thể tăng lên gấp bội.

Ngược lại, khi sống cùng người phụ nữ thông minh, cá tính, biết làm chủ cuộc sống, biết bảo vệ lẽ phải và giúp chồng nhận ra được sự không hay của tính gia trưởng thì thói xấu này của người đàn ông dần dần bị mai một.

Mặt khác, sự gia trưởng của đàn ông cũng bắt nguồn từ chính những nhược điểm của người phụ nữ. Chẳng hạn, sống cùng một người phụ nữ không biết chi tiêu hay không minh bạch trong tiền bạc thì hẳn người đàn ông sẽ áp đặt và kiểm soát về tiền bạc.

Sống cùng người vợ không biết dạy con, hẳn người đàn ông không thể bao giờ tin tưởng giao trọng trách này cho vợ…. Và việc áp đặt ý kiến của mình lên những quyết định này trong gia đình là điều đương nhiên.

Vì thế nên theo các chuyên gia tâm lý, các chị em có chồng gia trưởng hãy tiên trách kỷ hậu trách nhân, muốn thay đổi chồng trước hết người vợ cần thay đổi bản thân.

Hãy xác định đâu là những nhược điểm của mình khiến chồng chưa tin tưởng và dần thay đổi để lấy lại niềm tin ở chồng. Và dẫu có tiến thân trong sự nghiệp đến đâu, người phụ nữ vẫn phải xác định làm tròn trách nhiệm của người mẹ, người vợ cũng như cần khéo léo trong cách góp ý nhược điểm của chồng.

Cuối cùng, cùng với việc giữ đúng vai trò chăm sóc con cái, chồng con, một công việc có thu nhập, vị trí nhất định trong xã hội và sự hiểu biết sẽ giúp người nữ giới lấy được vị thế của mình trong gia đình.

Theo nguoiduatin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ