Trước đó, vào ngày 4/10, làm việc với Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức đề xuất được chuyển người bệnh sang điều trị tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đức Giang.
Lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cho biết hiện còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế đang có mặt trong khuôn viên bệnh viện. Đến nay tất cả những trường hợp này đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.
Để giải toả và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức đã liên hệ với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chuyển bệnh nhân đến điều trị tiếp tục, dự kiến khoảng 200 người gồm cả bệnh nhân và người nhà; chuyển Bệnh viện Thanh Nhàn dự kiến 450 người; chuyển Bệnh viện Đức Giang 350 người.
Ghi nhận của PV trong tối ngày 4/10, khoảng 50 xe bao gồm cấp cứu, xe buýt, xe khách với khoảng 100 lượt di chuyển bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tất cả được trang bị đầy đủ bảo hộ, trang thiết bị phòng chống dịch cần thiết theo quy định của ngành y tế.
Một lượt xe buýt và xe khách chở trung bình từ 15-20 người, chủ yếu là người nhà bệnh nhân và bệnh nhân nhẹ. Đối với những bệnh nhân nặng phải cấp cứu được vận chuyển bằng xe cứu thương, trên xe có từ 1-2 người.








Từ 20h tối, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên.



Trước khi xuống xe, các nhân viên y tế hỗ trợ người dân vận chuyển đồ đạc mang theo và kiểm tra đủ danh sách người.







CDC sẽ tham mưu phương án phòng, chống dịch tiếp theo cho bệnh viện và quận Hoàn Kiếm. Theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội, việc đưa người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung là điều đã được tính đến từ trước, nhằm giãn cách, hạn chế lây nhiễm chéo. "Khoảng 1.100 người nhà bệnh nhân là áp lực rất lớn cho bệnh viện trong việc giãn cách và phòng chống dịch", ông Việt nói.