ĐHQG TPHCM công bố 3 phương thức tuyển sinh năm 2017

GD&TĐ - ĐHQG TPHCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2017 theo 3 phương thức xét tuyển, với tổng số khoảng 13.000 chỉ tiêu. 

ĐHQG TPHCM công bố 3 phương thức tuyển sinh năm 2017

Theo đó, phương thức thứ nhất là xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy của Bộ GD&ĐT. Theo đó, sẽ có 5% tổng chỉ tiêu của ngành, nhóm ngành để xét tuyển thẳng thí sinh theo phương thức này.

Phương thức thứ hai là ưu tiên xét tuyển học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc. Cụ thể, thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2017 phải đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm lớp 10, 11 và 12 hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi HS giỏi quốc gia... Phương thức này chỉ áp dụng để xét tuyển một lần vào năm thí sinh tốt nghiệp THPT. Chỉ tiêu dự kiến xét tuyển theo phương thức này từ 10 - 15% tổng chỉ tiêu của ngành, nhóm ngành.

Phương thức thứ ba là xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia 2017 với chỉ tiêu dự kiến 80 - 85% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.

Bên cạnh 3 phương thức trên, theo lãnh đạo ĐHQG TPHCM, dự kiến năm 2017 đơn vị đào tạo này sẽ thí điểm tổ chức thi đánh giá năng lực tại một số trường thành viên để tuyển sinh cho một số ngành. Điều kiện chung để xét tuyển vào ĐHQG TPHCM gồm: Tốt nghiệp THPT, có trung bình cộng điểm 3 năm học lớp 10, 11 và 12 từ 6,5 trở lên đối với bậc đại học và từ 6,0 trở lên đối với bậc CĐ.

Trước những thay đổi của phương án thi THPT quốc gia 2017 của Bộ GD&ĐT, ngoài các tổ hợp môn truyền thống xét tuyển như năm 2016, một số trường thành viên của ĐHQG TPHCM dự kiến sẽ thêm tổ hợp môn xét tuyển mới như tổ hợp Toán, Ngoại ngữ và bài thi Khoa học Tự nhiên (chia trung bình).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.