Đó là nỗi đau khổ vô bờ bến ngay trong ngày chị trở thành cô dâu, làm vợ của anh, người đàn ông yêu thương chị tha thiết.
Chị yêu anh 2 năm thì tính chuyện cưới xin, về nhà anh ra mắt. Ngay từ đầu, bố mẹ anh đã không đồng ý chị vì gia đình hai nhà không môn đăng hộ đối. Nhưng vì anh yêu chị, quyết tâm lấy chị, chiến đấu với gia đình chồng gần 1 năm trời, cuối cùng, chị cũng được đồng ý.
Đám cưới của chị tổ chức to nhất làng, phần vì nhà trai thích làm rầm rộ để ra oai với thiên hạ, phần vì, chồng chị cũng không muốn chị bị thiệt thòi. Nhưng ý đồ của chồng chị và gia đình chồng chị hoàn toàn khác nhau. Chỉ có chị hiểu điều đó, còn anh, có thể anh không hiểu hoặc cố tình không hiểu.
2 năm yêu anh, chị đã phải nếm trải rất nhiều điều tiếng. Đến bây giờ, có lẽ gia đình anh cũng không đồng ý chị, nhưng vì bản thân, vì người yêu, chị chấp nhận cảnh này.
Chỉ còn hi vọng, sau khi về làm dâu, chị và gia đình chồng sẽ hiểu nhau hơn. Hi vọng, họ sẽ hiểu tấm chân tình của chị và chấp nhận chị như người trong nhà. Dù gì thì, tình cảm gắn bó giữa hai người cũng không thể nói thôi là thôi được. Chị phó mặc cho số phận.
Anh là chàng trai con nhà giàu lại là người thành phố nên tất nhiên, bố mẹ anh sẽ không ưng chị, chỉ vì lý do là chị không môn đăng hộ đối và không đạt tiêu chí con dâu của họ. Chị cũng sợ lắm, sợ bước chân vào nhà giàu và một khi người ta đã coi thường mình thì chẳng thể nào cứu vãn được.
Hôm về làm dâu, sau khi mọi việc xong xuôi, chị phải lao ngay vào việc dọn dẹp. Một mình chị bao nhiêu việc, còn người nhà anh thì kiếm cớ mệt, cứ ngồi đó nghỉ ngơi rồi tám chuyện.
Chị chẳng lẽ không mệt, nhưng nào có ai giúp gì chị đâu. Họ cho rằng, con dâu mới phải làm việc đó là đúng. Nhưng, chị vừa mới tiếp khách bao nhiêu, đi một chặng đường dài lại dọn dẹp như thế thì sức nào chịu được. Nhưng không ai nói với chị một câu, không ai bảo chị nghỉ ngơi, tất cả cứ để chị dọn cho đến khi kiệt sức.
Đêm tân hôn tưởng chừng hạnh phúc của chị lại biến thành một đêm đầy nước mắt. Mẹ chồng chị lên tận phòng gõ cửa, bảo hai đứa chị xuống đếm phong bì. Đếm được bao nhiêu thì mẹ chị bảo, đưa cho mẹ cầm, rồi sau này hai đứa thích tiêu thì hỏi mẹ.
Nhưng rồi, mẹ chị lại hỏi đến chuyện của hồi môn. Mẹ chồng bảo sao không thấy gia đình chị cho vàng bạc gì cả, cũng không thấy ai trao vàng trong ngày cưới. Chỉ có nhà chồng là trao vàng, còn nhà chị thì chẳng thấy đâu.
Mẹ chị bảo, ‘biết ngay là cái nghèo nó ló ra, không có thì cũng nên đi vay mượn hay kiếm chác đâu đó để làm mát mặt nhà chồng chứ ai lại làm ăn thế, người ta cười vào mặt’.
Nghe mẹ chị nói, chị phiền lòng lắm. Chị giải thích rằng, nhà chị điều kiện khó khăn, bố mẹ cũng không có nên chị cũng không muốn nhận của bố mẹ. Thế là mẹ chồng chị bĩu môi dài bảo: “Biết khó khăn lại còn đòi trèo cao”.
Cả đêm ấy, đêm tân hôn của chị và anh, chị không ngủ, mặc cho anh động viên, an ủi chị. Anh không dám nói lại mẹ anh lời nào, đó là tín hiệu xấu, báo hiệu cuộc hôn nhân không hạnh phúc của chị nếu chị cứ sống chung cái nhà này.
Một gia đình như thế, làm sao chị có thể hạnh phúc được. Một gia đình mà bao nhiêu người đều coi thường chị, đến người không có tiếng nói thì chị vui vẻ làm sao. Chị khóc hết nước mắt cho đêm tân hôn, chị xót xa cho phận mình.
Không biết, quyết định lấy anh có đúng không nhưng bây giờ chị đã thấy hoang mang lắm rồi. Chỉ còn hi vọng ở nơi chồng, mong sao, chồng chị tâm lý và thương yêu chị, như thế, chị mới có động lực để tiếp tục sống tốt hơn trong gia đình đầy khắc nghiệt này.