Đêm nay, Việt Nam được chiêm ngưỡng mưa sao băng cổ đại Lyrids lập đỉnh trên bầu trời

GD&TĐ - Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ, do năm nay mưa sao băng Lyrids trùng với thời điểm mặt trăng chỉ còn một nửa, do đó để ngắm mưa sao băng rõ ràng hơn nên chọn thời điểm từ tối 22 đến rạng sáng 23/4.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ, mưa sao băng Lyrids sẽ được quan sát tốt nhất ở Bắc bán cầu, dọc theo bầu trời đông bắc ở vĩ độ trung bắc. Khu vực này bao gồm Bắc Mỹ.

Mưa sao băng Lyrids sẽ được quan sát tốt nhất ở Bắc bán cầu, dọc theo bầu trời đông bắc ở vĩ độ trung bắc. Khu vực này bao gồm Bắc Mỹ.

Mưa sao băng Lyrids được lấy tên từ chòm sao Lyra - Thiên Cầm, cũng là nơi mà các ngôi sao băng như tuôn ra trên bầu trời. Theo định vị tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng công cụ trên trang Time and Date, mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đỉnh vào đêm 22, rạng sáng 23/4.

Dự kiến trong năm nay sẽ có khoảng 18 ngôi sao băng xuất hiện mỗi giờ trong đêm cao điểm. Trận mưa ánh sáng này đã bắt đầu xuất hiện với tần suất yếu từ ngày 14/4 và dự kiến sẽ biến mất hẳn sau ngày 30/4. Đêm đỉnh điểm của nó thường rơi vào đêm 21 hoặc 22/4, tùy theo múi giờ của mỗi quốc gia.

Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ so với những mưa sao băng khác trong năm, bởi vậy bạn sẽ cần một chút chú ý khi quan sát nó.

Điểm phát ra mưa sao băng nằm giữa chòm sao Thiên Cầm hình chiếc đàn và Vũ Tiên (Hercules), hình người anh hùng Hercules trong thần thoại Hy Lạp.

Để xem sao băng tốt nhất, nên tìm một khu vực tránh xa ô nhiễm ánh sáng của thành phố và ngả lưng ra sau để có thể ngắm được nhiều bầu trời đêm hơn. Hãy đợi 30 phút để mắt thích nghi với bóng tối để giúp phát hiện thiên thạch dễ dàng hơn, NASA khuyến nghị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.