Đề xuất tiếp tục miễn giảm học phí đến năm học 2021 - 2022

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Hà Tĩnh đề nghị ban hành văn bản kéo dài thời gian thực hiện hoặc thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP để tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho giai đoạn mới.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 (Nghị định số 86/2015/NĐ-CP có hiệu lực đến hết năm học 2020 - 2021).

Để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện cơ chế thu học phí từ năm học 2021 - 2022 và các năm tiếp theo, thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Dự thảo Nghị định đang gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương và đăng lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng thời nước ta vừa trải qua nhiều đợt bão, lũ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống của người dân nên Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đến năm học 2021 - 2022 với mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập theo khung, trần học phí của năm học 2020 - 2021. Với chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định khác vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Về việc thu các khoản đóng góp của học sinh trong năm học 2020 - 2021 (ngoài học phí): Điểm b, Khoản 6, Điều 99, Luật Giáo dục 2019 quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý Nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh. 

Đồng thời hằng năm, Bộ GD&ĐT đều có văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở các địa phương phải thực hiện thu, chi tại cơ sở giáo dục theo đúng quy định, tránh để tình trạng lạm thu gây khó khăn cho phụ huynh học sinh. Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu. 

Trong đó, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch; Thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị cử tri quan tâm, giám sát việc thực hiện thu các khoản đóng góp của học sinh tại cơ sở giáo dục tại địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.