Đề xuất nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất quy định mới về mức hỗ trợ học nghề đối với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Theo đó, người tham gia BHTN nhưng mất việc làm được hỗ trợ hai gói như sau: Gói thứ nhất, nếu tham gia khóa đào tạo nghề đến ba tháng, mức hỗ trợ được tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế; nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.

Gói thứ hai là đối với người lao động tham gia khóa đào tạo nghề trên ba tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế; nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng.

Theo tờ trình của Bộ LĐTBXH, việc quy định mức hỗ trợ trên là mức trần, vì vậy việc hỗ trợ học nghề vẫn dựa trên thực tế, tùy theo từng ngành nghề mà có mức hỗ trợ cụ thể.

Hơn nữa, quy định mức hỗ trợ học nghề theo hai hình thức (theo gói và theo tháng) như trên sẽ đáp ứng được tất cả đối tượng người thất nghiệp có nhu cầu học nghề. Bởi đa số người thất nghiệp là lao động phổ thông nên mong muốn học một nghề với thời gian ngắn (từ ba tháng trở xuống) để nhanh chóng tìm việc làm ngay. Do đó, quy định này tạo điều kiện cho người thất nghiệp tham gia khóa học nghề ngắn hạn, kể cả đối với những ngành, nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Hiện mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Theo baotintuc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo dục 'mới' tại Indonesia hướng tới 4 trụ cột.

Lộ trình giáo dục mới của Indonesia

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Indonesia, ngành Giáo dục cần cải thiện 4 trụ cột để đạt được mục tiêu 'Indonesia Vàng 2045'.

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.