Để vào NATO, Ukraine đứng trước hai lựa chọn khắc nghiệt

GD&TĐ - Các nước NATO cho rằng, việc Ukraine trở thành thành viên của NATO chỉ có thể diễn ra sau khi cuộc xung đột với Nga kết thúc.

Để vào NATO, Ukraine đứng trước hai lựa chọn khắc nghiệt

NATO đề nghị gì với Kiev?

Báo Euractiv đưa tin rằng, trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva vào tháng 7 tới, khối này dự định đề nghị Ukraine nâng cấp vị thế đối tác lên một tầm cao mới, nhưng sẽ chưa đề nghị tăng tốc việc kết nạp nước này làm thành viên mới.

“Các thành viên NATO có ý định cung cấp cho Ukraine hình thức quan hệ thân mật hơn để thể hiện sự ủng hộ đối với Kiev cũng như ủng hộ việc nước này xin gia nhập khối, nhưng các kế hoạch cụ thể để trở thành thành viên vẫn còn là một viễn cảnh xa vời” - ấn phẩm đưa tin.

Theo Euractiv, các nhà ngoại giao từ các nước NATO thừa nhận khả năng Kiev nhanh chóng gia nhập liên minh là không có, bởi điều này liên quan đến nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi gia nhập và điều quan trọng là việc kết nạp Ukraine phải đạt được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối.

Đặc biệt, một số quốc gia nòng cốt của NATO ở Đông Âu đề nghị rằng, cần phải làm rõ với chính quyền Kiev về việc “Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO chỉ sau khi xung đột (với Nga) kết thúc", đồng thời, Kiev cũng cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để gia nhập khối.

Theo giới quan sát, yêu cầu này là dễ hiểu, bởi nếu kết nạp Ukraine mà cuộc xung đột của nước này với Nga chưa kết thúc hoặc hai bên vẫn còn mâu thuẫn về chủ quyền lãnh thổ thì Kiev sẽ ngay lập tức kéo khối hiệp ước quân sự này sa vào một cuộc chiến tranh với Moscow do điều khoản về Phòng vệ Tập thể được quy định trong Điều 5 Hiến chương NATO.

Cuộc chiến tranh với một cường quốc quân sự thế giới như Nga là điều mà không một quốc gia NATO nào mong muốn sẽ xảy ra.

Như vậy, để chính quyền Kiev có thể gia nhập NATO thì cần phải có đủ hai điều kiện là cuộc xung đột Nga-Ukraine phải kết thúc và hai nước không còn mâu thuẫn gì có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ.

Hai lựa chọn

Hiện nay, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Điện Kremlin khẳng định sẽ chỉ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt khi giải phóng hoàn toàn vùng lãnh thổ mà Moscow cho là thuộc địa giới vùng Donetsk mà nước này mới sáp nhập vào tháng 9 năm ngoái.

Còn Ukraine khẳng định cả bán đảo Crimea và 4 vùng lãnh thổ mà Moscow sáp nhập tháng 9/2022 là các vùng đất bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp và nước này sẽ thu hồi lại bằng mọi giá.

Giới chức Kiev đã nhiều lần khẳng định quyết tâm gia nhập NATO và họ sẽ không từ bỏ đường lối hướng tới khối này, đặc biệt là vì nó đã được ghi trong hiến pháp của đất nước. Chỉ khi Hiến pháp từ bỏ điều khoản quy định liên quan đến điều này thì các chính quyền ở Ukraine mới từ bỏ tham vọng gia nhập Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, việc sửa đổi hiến pháp thường cũng chỉ thay đổi nếu cấu trúc chính trị của quyền lực trong nước thay đổi, dẫn tới việc thay đổi chính sách có liên quan thông qua các cuộc trưng cầu dân ý.

Nhưng hiện nay, chính quyền thân phương Tây vẫn đang cầm quyền ở Ukraine và có thể tiếp tục cầm quyền trong những nhiệm kỳ tới. Do đó, có thể nói rằng, chắc chắn là chính quyền Kiev vẫn sẽ theo đuổi việc gia nhập NATO trong nhiều năm tiếp theo.

Do đó, giới chuyên gia khẳng định rằng, chừng nào Moscow và Kiev chưa thống nhất về một thỏa thuận ngừng bắn và ký kết một hiệp định hòa bình, làm rõ về chủ quyền của Crimea, Kherson, Zaporozhye, Donetsk và Lugansk, thì việc Ukraine gia nhập NATO sẽ không thể diễn ra.

Theo các chuyên gia, việc các chính quyền thân phương Tây được dựng lên sau Maidan 2014 thực hiện chính sách bài Nga và đòi gia nhập NATO là nguyên nhân cơ bản khiến cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Chuyên gia cho rằng, việc kết thúc cuộc xung đột với Moscow chỉ có thể được giải quyết nếu Kiev cam kết không gia nhập NATO hoặc thất bại toàn diện trong cuộc xung đột.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.