Để trẻ em vùng cao sẵn sàng vào lớp 1

GD&TĐ - Tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái có 98% trẻ em là người dân tộc Mông, để các em sẵn sàng năm học mới là cả 1 quá trình dài.

Các trẻ em vùng cao, ngoài những kỹ năng cơ bản, các con còn cần được nâng cao kỹ năng Tiếng Việt.
Các trẻ em vùng cao, ngoài những kỹ năng cơ bản, các con còn cần được nâng cao kỹ năng Tiếng Việt.

Từ những kỹ năng đơn giản nhất

Để chuẩn bị cho trẻ em ở vùng cao như Nậm Khắt bước vào lớp 1, ngoài tâm thế chuyển cấp, các thầy cô và các bậc phụ huynh còn phải chuẩn bị cho các em tâm lý xa gia đình.

Chia sẻ về điều này, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tư – Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca (xã Nậm Khắt) cho biết: Từ tháng 5, chúng tôi đã phải chuẩn bị những kỹ năng đơn giản nhất cho các con.

cd7630ce-3323-47c7-80a3-0afafa31f4c1.jpg
Trải nghiệm 1 tiết học của các anh chị lớp 1.

“Ở các điểm trường mầm non của chúng tôi, chuẩn bị vào thời điểm tháng 5, chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm thăm quan trường tiểu học. Thăm quan phòng ở bán trú. Để các con làm quen với môi trường. Không để các con bỡ ngỡ hay khóc vì nhớ nhà…”, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tư nói.

Cũng theo cô Thanh Tư, việc giáo dục kỹ năng sống cho các con về tâm thế chuẩn bị xa gia đình bằng việc cho các con xem video về các anh chị ở bán trú như thế nào. Giáo dục kỹ năng sống tự phục vụ cho các con, trải nghiệm tự gấp chăn, tự vệ sinh cá nhân, tự dậy sớm… là điều rất cần thiết.

76d9660c-9c9f-49e8-92f9-24c15ef1891d.jpg
Tập huấn kỹ năng cho cả các bậc phụ huynh học sinh.

Cô Thanh Tư chia sẻ: “Đối với vùng xuôi thì các con thăm quan thôi, ở vùng cao chúng tôi cho các con dự 1 tiết học, tham dự cuộc sống của các anh chị lớp 1 tại trường. Cho trẻ làm quen với bút, vở, sách các chương trình hoạt động lớp 1để tạo niềm hứng khởi cho các con”.

Chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1

Ngoài việc chuẩn bị cho các trẻ em vùng cao những kỹ năng đơn giản nhất để các con có thể tự lập khi bước vào 1 môi trường hoàn toàn mới, việc chuẩn bị Tiếng Việt cho các con ở đây cũng phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

394d9fc3-7bec-478a-84f9-e98fc6086dab.jpg
Các cô giáo mầm non đồng hành cùng các con trong những buổi trải nghiệm.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tư bày tỏ, chúng tôi phải xây dựng kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em hàng năm. Giúp các con làm quen với môi trường Tiếng Việt để vào cấp tiểu học thuận lợi hơn.

Để các con tiếp cận Tiếng Việt được thuận lợi, các cô cho các con tham dự các cuộc thi. Qua các hoạt động có chủ đề hàng tháng để các con có kỹ năng thể hiện Tiếng Việt của mình.

6b16dba3-933c-4ebf-ad9b-8029f7396488.jpg
Giúp các phụ huynh có kỹ năng để cùng các con tiếp cận chữ cái, con số trước khi vào lớp 1.

Cô Nguyễn Thị Thanh Tư – Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca, xã Nậm Khắt cũng bày tỏ: “Cơ sở vật chất ở đây còn khó khăn. Chúng tôi phải thu hút các phụ huynh vào sinh hoạt các câu lạc bộ của nhà trường tự xây dựng để tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh dạy con tại nhà về các kỹ năng.

Cũng tuyên truyền, hướng dẫn để các bậc phụ huynh cho các con làm quen chữ cái, chữ số tại gia đình.

“Việc các cô giáo hướng dẫn phụ huynh dạy các con học các kỹ năng sống, tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân cho trẻ được đặc biệt quan tâm, sẽ được thực hiện 1 tháng/lần tại các điểm trường”, cô Thanh Tư chia sẻ.

47e71d9f-08b1-4613-b057-1b9990a417b2.jpg
Đồng hành giúp các con nâng cao kỹ năng Tiếng Việt.

Ngoài ra, các cô còn tích cực vận động phụ huynh làm các đồ dùng hay đồ chơi cho các con bằng những đồ dùng sẵn có như từ tre, nứa, gỗ… để các con hào hứng và để hướng dẫn các con làm quen với các vật dụng bằng Tiếng Việt.

Ngoài các cô giáo, chính quyền địa phương ở đây quan tâm phối hợp nhà trường tuyên truyền phụ huynh nâng cao thể trạng cho trẻ, để giảm thiểu tối đa tình trạng thiếu dinh dưỡng giúp cho trẻ có thể trạng tốt bước vào năm học mới.

c6aaaa08-68b3-4e35-be71-e1ff98bde774.jpg
Một số hoạt động vui chơi, trải nghiệm của các em học sinh Trường Mầm non Sơn Ca, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

“Các cháu thường ăn các món ăn ở địa phương. Các bạn nhỏ tí đã ăn măng ớt rất tốt. Nhưng đây là những món ăn không tốt cho sức khỏe của các em nên nhà trường cũng phải hướng dẫn phụ huynh nấu các món ăn dinh dưỡng tại trường khi sinh hoạt các câu lạc bộ. Giúp các phụ huynh có kỹ năng nấu các món ăn có dinh dưỡng cho các con tại nhà để các con có thể trạng tốt nhất có thể…”, cô Thanh Tư bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ