>>> Xem thêm Gợi ý đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2022
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
Đề Giáo dục công dân: Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản có thể đạt điểm 8
Theo ThS Nguyễn Thị Nữ - GV Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), đề thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm nay được xây dựng theo đúng cấu trúc đề minh họa, bao gồm 90% nội dung kiến thức nằm trong chương trình lớp 12 và 10% kiến thức của chọc sinh chỉ cần nắm vững nội dung sách giáo khoa có thể đạt điểm 8.
ThS Nguyễn Thị Nữ - GV Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên). |
Đề đảm bảo tỷ lệ 20 câu nhận biết, 10 câu thông hiểu, vận dụng 6 câu và vận dụng cao 4 câu, cấu trúc này giống hệt đề năm ngoái 2021.
Nhìn chung, cấu trúc đề năm nay không mới so với năm 2021, đáp ứng đúng mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp và có thể sử dụng làm căn cứ cho học sinh xét tuyển đại học.
Về độ khó, những câu vận dụng cao rơi vào bài học số 2, số 4, số 6 và số 7 chương trình lớp 12. Đúng với định hướng trong đề minh họa, tuy nhiên câu vận dụng cao năm nay không rối như các tình huống được ra năm 2011, hợp lý và dễ nhận diện hơn. Tuy vậy, vẫn có một chút khác biệt trong phần nội dung của tình huống thuộc kiến thức bài 7 về đối tượng bị hay được quyền khiếu nại và tố cáo. Năm nay câu hỏi có chút khác biệt “ai không phải là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?”. Điều này yêu cầu học sinh phải bình tĩnh tư duy và đọc kỹ từng đối tượng để xác định đúng câu trả lời.
Chương trình lớp 11 đảm bảo đúng 10% như quy định, nằm trong kiến thức phần nhận biết và thông hiểu, tập trung vào các khái niệm đặc tính và ghi nhớ, đảm bảo đúng định hướng của Bộ trong quá trình ôn tập.
“Có thể thấy đề thi GD công dân năm nay không có gì khác biệt với cấu trúc năm 2021, đảm bảo được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu xét tốt nghiệp của học sinh! Học sinh có thể đạt được điểm cao nếu nắm vững kiến thức cơ bản...” - ThS Nguyễn Thị Nữ nhận định.
Công Chương (ghi)
Phổ điểm môn Vật lý sẽ tập trung cao ở khoảng 7 đến 8
Cô Nguyễn Thị Tường Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu. |
Nhận xét về đề thi môn Vật lý, mã đề 221, cô Nguyễn Thị Tường Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Quận 3, TPHCM) chia sẻ: Đề thi năm nay có khoảng 90% kiến thức rơi vào chương trình lớp 12, 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 11. Đây cũng là những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu.
Đề thi môn Vật lý năm nay có sự phân hóa rõ ràng. Các câu hỏi bám sát chương trình, phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp và các trường đại học vẫn có thể yên tâm sử dụng kết quả này để tuyển sinh.
Phổ điểm của thí sinh sẽ tập trung cao nhất ở khoảng 7 đến 8 điểm.
Hồ Phúc
Đề thi đảm bảo tiêu chí xét tuyển đại học
Cô giáo Phan Thị Hồng Mây, giáo viên môn Sinh học tại Trường THPT Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá đề thi Sinh học năm nay bám sát cấu trúc đề thi minh họa do Bộ GD&ĐT đã ban hành, trong đó kiến thức nằm chủ yếu trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và 12. Cụ thể, mã đề 215 có 4 câu hỏi nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 11.
Cũng trong đề thi này, các câu hỏi khó nằm ở câu 111, 114, 116, 120, yêu cầu thí sinh phải kết hợp giữa lý thuyết, thực hành, vận dụng khả năng tính toán. Đây cũng là những câu hỏi để phân loại thí sinh khá, giỏi.
Nhìn chung, với đề thi Sinh học năm nay, thí sinh học lực trung bình khá có thể đạt từ 7-7,5 điểm - đây cũng là mức phổ điểm năm nay theo cô Mây dự đoán. Thí sinh học lực khá trở lên sẽ đạt trên 7,5 điểm còn điểm 9 trở lên dành cho học sinh giỏi.
Trong đó, để đạt từ 9 điểm trở lên, thí sinh cần nắm chắc kiến thức lẫn lý thuyết môn Sinh học theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời cần kỹ năng tính toán, mở rộng kiến thức ôn luyện. Như vậy, đề thi vừa đáp ứng nhu cầu xét tốt nghiệp vừa đảm bảo tiêu chí xét tuyển đại học.
Phạm Khánh
Đề thi môn Giáo dục Công dân nhiều câu hỏi sát với thực tế
Theo đánh giá của cô Trần Thị Nha Trang – giáo viên môn Giáo dục Công dân, Trường THPT Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh): Đề thi môn Giáo dục Công dân 2022 cơ bản bám nội dung ma trận đề minh họa trước đó Bộ GD&ĐT đã công bố.
Cô Trần Thị Nha Trang – giáo viên môn Giáo dục Công dân, Trường THPT Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). |
Tuy nhiên ở mức độ vận dụng cao cách hỏi không sát với đề tham khảo (tình huống ngắn hơn chứ không dài như đề tham khảo) đó cũng là một cái để học sinh không bị bỡ ngỡ, giảm áp lực cho học sinh.
Đồng thời, cách hỏi khác này đòi hỏi học sinh phải nhạy bén, nhất là câu 117 về nội dung khiếu nại, tố cáo.
Câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu tính nhiễu trong các đáp án theo mức 50/50 (có 30 câu).
Đề thi có 04 câu của chương trình lớp 11 là câu 88, câu 96, câu 105, câu 108 với 2 mức độ nhận biết và thông hiểu.
Nhìn chung với đề năm nay, học sinh trung bình và yếu làm được từ 5 điểm đến 6 điểm, học sinh khá làm được trên 7 điểm, có điểm 10 nhưng không nhiều như năm 2021.
Đề này đòi hỏi kỹ năng nhận diện nội dung bài học để trả lời các câu hỏi, các câu tình huống học sinh cần có kỹ năng đọc ngược câu hỏi, nghĩa là đọc xem họ hỏi vấn đề gì rồi mới đọc tình huống để tìm câu trả lời.
Với đề thi này, thí sinh sẽ rất thích, rất phấn khởi khi những câu hỏi sát với thực tế cũng như kiến thức được học, không mang tính đánh đố.
Ngô Chuyên
Đề thi Vật lý: Phù hợp với học sinh mọi vùng miền
Nhận xét về đề thi môn Vật lý, cô Nguyễn Thị Hương – giáo viên THPT Thuận Thành (Bắc Ninh) – cho hay, đề thi năm nay “dễ thở” hơn mọi năm, phù hợp với việc dạy – học trực tuyến. Đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, đề thi cũng có sự phân hóa nhất định, đảm bảo cho việc xét tuyển đại học.
Cấu trúc đề thi sát với đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố trước đó. Với đề thi này, học sinh trung bình cũng có thể làm được 5-6 điểm. Dự đoán năm nay sẽ có nhiều điểm 10 môn Vật lý.
Nhìn chung, đề thi đáp ứng được mục tiêu của kỳ thi là xét tốt nghiệp, phù hợp với mọi đối tượng học sinh của các vùng miền và là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh.
Minh Phong
Đề thi Hoá học: Học sinh trung bình, khá sẽ dễ dàng đạt được mức từ 6,5 đến 7,25 điểm
Theo thạc sĩ Phạm Lê Thanh, Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11), đề thi Hoá học năm nay nhìn chung có cấu trúc tương đương đề minh hoạ. Từ câu 41 đến 70 rất cơ bản, tập trung chương trình lớp 12, câu hỏi chỉ thuộc mức biết, hiểu. Học sinh dễ dàng giải quyết các câu này, bài toán cũng rất cơ bản, quen thuộc, chỉ một phép toán có thể cho kết quả. Nhìn chung học sinh trung bình, khá sẽ dễ dàng đạt được mức từ 6,5 đến 7,25 điểm.
Từ câu 71 đến câu 80 thuộc mức vận dụng và vận dụng cao, phân loại thí sinh, phục vụ xét tuyển Đại học. Các bài toán vận dụng cao rơi vào Điện phân, bài toán than nung nóng đỏ, Chất béo, este, hỗn hợp các chất vô cơ.
Để đạt điểm 9 và 10 thí sinh phải thuộc dạng xuất sắc mới có thể xử lí kịp thời gian.
Đề thi Hoá học vẫn chưa thấy xuất hiện nhiều câu hỏi mới có nội dung liên hệ thực tiễn, gắn kết với cuộc sống như mong đợi.
Hồ Phúc
Đề thi Giáo dục công dân không đánh đố
Cô Đoàn Thị Vành Khuyên, giáo viên môn GDCD tại Tuyensinh247, nhận xét về độ khó, mức độ đề GDCD năm nay phù hợp với tiêu chí tốt nghiệp THPT, đề sát với các đề thi minh họa và đề thi khảo sát của Bộ.
So với đề thi mọi năm, mức độ dễ nhiều hơn. Còn nội dung chủ yếu tập trung vào chương trình GDCD lớp 12. Cụ thể:
Đề thi tốt nghiệp THPT 2022 có 36 câu thuộc kiến thức lớp 12 (chiếm 90%); 4 câu thuộc kiến thức lớp 11 (chiếm 10%).
Lớp | Tên chuyên đề | Số câu |
GDCD 12 | Pháp luật với đời sống | 2 |
Thực hiện Pháp luật | 7 | |
Công dân bình đẳng trước pháp luật | 1 | |
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội | 5 | |
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo | 3 | |
Công dân với các quyền tự do cơ bản. | 7 | |
Công dân với các quyền dân chủ. | 7 | |
Pháp luật với sự phát triển của công dân. | 3 | |
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. | 1 | |
GDCD 11 | Công dân với sự phát triển kinh tế | 1 |
Hàng hóa- Tiền tệ- thị trường | 1 | |
Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa | 1 | |
Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá | 1 | |
Cung- cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa | 1 | |
Các câu hỏi nằm trong chuyên đề quen thuộc của lớp 12 gồm Thực hiện pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống (Hôn nhân gia đình, Lao động, Kinh doanh); Công dân với các quyền tự do cơ bản (Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng sức khoẻ…); Công dân với các quyền dân chủ (Quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội…).
Cô giáo Đoàn Thị Vành Khuyên. |
Các câu hỏi ở mức vận dụng thấp và vận dụng cao rơi vào các chuyên đề: Quyền bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Các loại vi phạm pháp luật; Quyền cơ bản của công dân.
Nhìn chung, các câu hỏi nằm trong tầm kiến thức cơ bản, không đánh đố. Câu hỏi vận dụng cao tương đối phức tạp, nhiều tính tiết, đòi hỏi thí sinh phải hiểu chắc lý thuyết để phân tích đúng tính chất vi phạm của các nhân vật. Đồng thời, yêu cầu sự tư duy tốt, nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống. Phổ điểm dao động khoảng 7.8.
Phạm Khánh
Đề thi GIáo dục công dân: Đỉnh của phổ điểm sẽ dao động ở mức 8- 8,75 điểm
Thầy Trương Văn Minh - giáo viên Trường THPT Ban Mai (Hà Nội) nhận định: Về môn Giáo dục công dân, 95% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 5% câu hỏi thuộc lớp 11. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu. 25% thuộc mức vận dụng thấp và vận dụng cao.
Đề thi bám sát ma trận đề tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Các câu hỏi vận dụng cao đều thuộc chương trình lớp 12 ở các chủ đề quen thuộc.
Đề thi năm 2022 so với đề thi năm 2021 có khó hơn một chút nhưng điều này hoàn toàn hợp lý trong điều kiện bối cảnh học sinh được quay trở lại học trực tiếp tại trường sau thời gian học trực tuyến kéo dài và gián đoạn.
Với đề thi này, đỉnh của phổ điểm sẽ dao động ở mức 8- 8,75 điểm, số lượng điểm 10 vẫn sẽ có rất nhiều.
Hiếu Nguyễn
Đề thi Hoá học: Dự đoán điểm trung bình của thí sinh ở khoảng 7-7,5 điểm
Theo đánh giá của thầy Cao Quốc Trung - Phó tổ trưởng môn Hoá học của Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều TP Cần Thơ, đề thi năm 2022 có độ khó cao hơn chút ít so với năm 2021, số lượng câu hỏi theo các mức độ tương đương với đề minh hoạ năm 2022.
Mức độ biết và hiểu khoảng 70%, vận dụng và vận dụng cao 30%. Chương trình lớp 11 có 3 câu, trong đó có 2 câu biết và 1 câu bài toán vận dụng
Đề thi năm 2022 không có câu thí nghiệm thực hành như đề minh hoạ, câu điện phân khó hơn đề thi ở các năm trước.
Nhìn chung đề năm 2022 phân hoá cao hơn năm 2021, học sinh trung bình có thể làm được khoảng 5,5 - 6,0 điểm. Dự đoán điểm trung bình của thí sinh ở khoảng 7-7,5 điểm
Sau khi kết thúc môn thi tổ hợp, đa số thí sinh cho rằng đề thi khó hơn so với mọi năm. |
Trường Tiến
Đề thi môn Lịch sử hay, câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu
Theo đánh giá của cô Nguyễn Thị Cẩm – giáo viên môn Lịch sử, Trường THCS và THPT Dân tộc Nội trú Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh): Đề môn Lịch sử bám sát cấu trúc ma trận đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Nhìn chung đề năm nay "dễ thở", có sự phân hoá dành cho từng đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình rõ ràng.
Cô Nguyễn Thị Cẩm – giáo viên môn Lịch sử, Trường THCS và THPT Dân tộc Nội trú Hà Tĩnh cùng học trò. |
Đặc biệt, câu hỏi ngắn, dễ hiểu, các phương án đưa ra không đánh đố học sinh. Đối với học sinh có mức học trung bình có thể làm được 27-30 câu mà không quá áp lực.
Đề thi năm nay, 10 câu sau là 10 câu phân hoá đối tượng, đó là câu để dành tuyển sinh cho các trường tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Học sinh trung bình khá có thể được 6-7 điểm. Học sinh khá tầm 8-9 điểm, học sinh giỏi có thể lấy được 9 đến 9.25 điểm. Mức điểm từ 9 đến 9.5 nhiều thí sinh sẽ lấy được
Phần làm khó nhất là 10 câu sau. Trong 10 câu khó cuối đề, nếu học sinh tư duy cẩn thận và nắm chắc kiến thức mới có thể lấy được điểm tuyệt đối 10 câu này.
Nếu muốn lấy 10 điểm thì 4 câu cuối cùng của đề thi sẽ khó và không cẩn thận là đánh mất.
Tổng quan đánh giá đề môn Lịch sử năm nay hay, "dễ thở", thí sinh không quá áp lực trong quá trình làm bài thi, không mất quá nhiều thời gian để làm các câu hỏi.
Ngô Chuyên.
Đề môn Địa lí hay, phân hóa tốt
Theo ThS Đỗ Thị Lan Anh - GV Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), câu trúc đề môn Địa lí ra tương tự cấu trúc đề tham khảo của Bộ công bố ngày 31/3/2022.
ThS Đỗ Thị Lan Anh - GV Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) |
"Đề ra hay, phân hóa đối tượng học sinh, nội dung bám sát kiến thức trọng tâm và chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 12. Kiến thức bài học đúng theo tinh thần công văn 4040 của Bộ GD&ĐT..." - ThS Đỗ Thị Lan Anh chia sẻ.
Về phạm vi kiến thức, đề thi có 40 câu trắc nghiệm, 38 câu thuộc khối kiến thức Địa lí 12 và 2 câu kỹ năng thuộc kiến thức lớp 11 (bài 11);
- Kiến thức Địa lí có 21 câu, gồm các chuyên đề: Địa lí tự nhiên (4 câu), Địa lí dân cư (2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (7 câu), Địa lí vùng kinh tế (7câu), biển đảo ( 1 câu)
- Kĩ năng Địa lí có 19 câu trong đó: 15 câu Atlat, 2 câu bảng số liệu và 2 câu biểu đồ.
Về độ khó và sự phân bổ kiến thức, câu hỏi được sắp xếp với mức độ khó tăng dần, đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của kì thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học: 75% cơ bản (nhận biết, thông hiểu) và 25% (vận dụng và vận dụng cao).
- Phần nâng cao tập trung vào 2 chuyên đề Địa lí tự nhiên và Địa lí các vùng kinh tế, từ câu số 71 trở đi, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động.
“Thí sinh muốn đạt điểm tối đa phải nắm chắc kiến thức, thành thạo kĩ năng Địa lí mới chọn ra được câu trả lời chính xác nhất, đặc biệt với các câu vận dụng cao” - ThS Đỗ Thị Lan Anh nhận định.
Công Chương (ghi)
Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên: Có độ phân hóa vừa phải để xét tuyển đại học
Tổ Tự nhiên – Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định: Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố qua Đề thi tham khảo ngày 31/3/2022. Đề phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp, có độ phân hóa vừa phải để xét tuyển đại học. Đề đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, ít yếu tố toán, tăng bản chất sinh, thí sinh cần kĩ năng đọc hình và bảng biểu, sơ đồ, nhưng đề không quá khó; số lượng điểm 10 khả năng sẽ không ít.
Về phân bố kiến thức và ma trận đề
LỚP | CHUYÊN ĐỀ | LOẠI CÂU HỎI | CẤP ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng | ||||
Lí thuyết | Bài tập | NB | TH | VD | VDC | |||
12 | 1. Cơ chế di truyền và biến dị | 9 | 1 | 1 | 3 | 6 | 10 | |
2. Quy luật di truyền | 5 | 3 | 1 | 3 | 2 | 2 | 8 | |
3. Di truyền quần thể | 1 | 2 | 1 | 2 | 3 | |||
4. Ứng dụng di truyền học | 2 | 1 | 1 | 2 | ||||
5. Di truyền người | 1 | 1 | 1 | |||||
6. Tiến hóa | 4 | 3 | 1 | 4 | ||||
7. Sinh thái | 8 | 2 | 4 | 2 | 8 | |||
11 | 8. Sinh học cơ thể thực vật | 2 | 1 | 1 | 2 | |||
9. Sinh học cơ thể động vật | 2 | 1 | 1 | 2 | ||||
TỔNG (câu) | 34 | 6 | 10 | 14 | 12 | 4 | 40 | |
TỈ LỆ (%) | 59 | 11 | 25 | 35 | 30 | 10 | 100 |
Về độ khó: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp. Chỉ có 40% câu hỏi dùng để phân hóa trong đó khoảng 10% câu hỏi là vận dụng cao.
Có 4 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Không có điểm mới. 90% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12, phân bố gồm 9 câu Cơ chế di truyền và biến dị, 9 câu Quy luật di truyền, 1 câu di truyền người, 2 câu di truyền học ứng dụng, 3 câu di truyền quần thể, 4 câu Tiến hóa và 8 câu Sinh thái.
Các câu khó nhất của đề thi vẫn năm trong phần quy luật di truyền và di truyền quần thể. Không có câu phả hệ ở mức vận dụng cao như truyền thống các năm qua.
Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, giống như hầu hết các đề môn Sinh trong những năm gần đây và đề tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Ở 10 câu cuối cùng của đề các câu hỏi sắp xếp không theo thứ tự mà ngẫu nhiên do phần mềm trộn đề. Điều này giúp hạn chế các thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên đáp án cho 4 câu vận dụng cao mà trước đây thường nằm ở cuối cùng.
Nhìn chung,với mức độ đề như hiện tại, các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp, chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6-7 một cách dễ dàng. Do vậy, đỉnh của phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-6,5 điểm. Có sự giảm của việc lồng ghép toán vào câu hỏi, tăng tỉ lệ dạng câu hỏi đánh giá năng lực đặc biệt là các năng lực đọc, phân tích hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để khai thác dữ liệu từ đó làm nguyên liệu cho việc trả lời câu hỏi.
Hiếu Nguyễn
Học sinh đạt điểm 10 môn Vật lý sẽ không nhiều
Cô Bùi Ngọc Thảo chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. |
Nhận xét đề thi môn Vật Lý mã đề 221, Cô Bùi Ngọc Thảo, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) cho hay, đề thi năm nay có phần dễ thở hơn. Cấu trúc đề và phân bố kiến thức gần như tương đồng với đề minh họa của Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó.
Nội dung kiến thức được hỏi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, có 3 câu lớp 11 ở mức độ nhận biết. 20 câu đầu lý thuyết cơ bản múc độ nhận biết, thông hiểu, từ câu 21 đến 25 vận dụng thấp dành cho học sinh Trung Bình, từ câu 26 đến 30 dành cho học sinh khá. Câu 31 đến 40 dành cho học sinh khá giỏi, câu 35 đến 40 khó và lạ dùng để phân hóa học sinh.
So với đề thi năm 2021, đề thi năm nay chỉ có 1 câu đồ thị và câu hỏi ở chương vật lý hạt nhân có dạng quen thuộc với học. Dự kiến điểm trung bình năm nay sẽ cỡ 6,8 điểm, số lượng học sinh đạt điểm sẽ 10 không nhiều.
Hồ Phúc
Đề Địa lý cần vận dụng kiến thức và hiểu biết của bản thân để giành điểm cao
Nhận xét về đề thi Địa lý năm 2022, cô giáo Dương Thị Thảo (GV Địa lý, THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết, đề thi năm nay khá “dễ thở” đối với cả học sinh trung bình để lấy điểm xét tốt nghiệp. Cấu trúc đề và phân bố kiến thức gần như tương đồng với đề minh họa của Bộ GD-ĐT đã công bố trước đó.
Cô giáo Dương Thị Thảo (GV Địa lý, THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). |
“40 câu hỏi đều được sắp xếp theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Riêng phần lý thuyết nằm gọn trong chương trình lớp 12, chủ yếu là phần Kinh tế - xã hội. Điều này là một lợi thế giúp các em sẽ thấy thoải mái và tự tin khi làm bài”, cô Thảo nhận xét.
Phân tích kỹ hơn về đề thi, cô Thảo cho hay, phần kỹ năng có 15 câu liên qua đến Atlat, giúp thí sinh dễ dàng lấy điểm, các em cần tận dụng để tránh mất điểm đáng tiếc. Các câu hỏi nhận xét liên quan đến bảng số liệu và biểu đồ không quá khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải biết tính toán. Ở phần này thí sinh sẽ dễ dễ xảy ra sai sót nếu như quên công thức khi phải xử lí số liệu và không đọc kĩ đề bài.
Nhiều thí sinh cũng nhận xét đề thi Địa lý năm nay vừa sức. |
Học sinh sẽ khá tự tin khi làm câu từ 41-70. Từ câu 70 đến câu 80 độ khó sẽ tăng dần. Thí sinh cần có kiến thức địa lí tổng hợp về tự nhiên, dân cư để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật ở mỗi vùng. Đặc biệt, ở các câu hỏi vận dụng là những câu có độ phân hóa đối với học sinh cao hơn yêu cầu các em vừa vận dụng kiến thức đã học vừa phải vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời.
"Theo đánh giá của tôi, đề thi Địa lý lớp 12 THPT năm 2022 vừa sức và có sự phân hóa tương đối rõ trong bối cảnh các em vừa học online vừa trực tiếp tại trường do ảnh hương của dịch bệnh Covid -19”, cô Thảo thông tin.
Phương Hồ
Đề thi Vật lý khá hợp lý
Theo hầy Nguyễn Đức Thái – giáo viên Trường THPT Yên Dũng số 1 (Bắc Giang), đề thi môn Vật lý vừa sức, không có câu hỏi “đánh đố thí sinh”. Cấu trúc đề thi bám sát đề thi minh họa. Theo đó, những câu hỏi ở mức nhận biết, thông hiểu chiếm khoảng 60-70%. Đây là những câu hỏi dành cho thí sinh trung bình, chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT.
Các câu hỏi ở mức vận dụng cao chiếm khoảng 10%, còn lại là câu ở mức vận dụng. Điều này cho thấy, dù với mục đích xét tốt nghiệp THPT, nhưng đề thi vẫn có sự phân hóa nhất định để các cơ ở giáo dục đại học có thể lấy kết quả điểm thi tốt nghiệp của thí sinh để xét tuyển.
Qua trao đổi với thí sinh, hầu hết các em đều làm được bài và tâm trạng phấn khởi, tươi vui, sẵn sàng bước vào bài thi cuối – môn tiếng Anh vào chiều nay (8/7).
Nói chung, đề thi Vật lý năm nay khá hợp lý, từ câu cấu trúc, hình thức cho đến nội dung. Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu sẽ dao động từ 6-7,5 điểm. Để đạt được 9,5-10 thì phải là những học sinh giỏi, cẩn thận, chắc chắn khi làm bài.
Minh Phong
Đề Lịch sử bám sát đề tham khảo
Cô Hà Thị Minh Trang- giáo viên Lịch Sử Trường THPT Ban Mai - Hà Đông, Hà Nội nhận định: Đề thi Lịch sử bám sát đề tham khảo của Bộ GD&ĐT.
Về cấu trúc đề, phần Lịch sử Việt Nam gồm có 27 câu (trong đó có 24 câu thuộc kiến thức lịch sử lớp 12, 2 câu thuộc kiến thức lịch sử lớp 11; 1 câu liên hệ kiến thức lịch sử 11 và 12.). Phần Lịch sử thế giới có 13 câu (trong đó có 12 câu thuộc kiến thức lịch sử 12, 1 câu thuộc lịch sử thế giới). Trọng tâm kiến thức chủ yếu vào nội dung lịch sử giai đoạn 1919-1975, chỉ có 1 câu thuộc giai đoạn sau 1975.
Đề thi không mang tính đánh đố học sinh, có tính phân loại cao, đề bắt đầu phân hóa từ câu 30, phân hóa mạnh từ câu 33 đến câu 40. Đề không mang nặng tính lí thuyết, do đó khá “dễ thở” cho học sinh. Tuy nhiên, đề năm nay chưa có các câu hỏi cập nhật tính thời sự hiện nay.
Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản sẽ đạt 7 điểm trở lên. Với đề thi như vậy, phổ điểm năm nay sẽ dao động từ 7-8 điểm, sẽ có nhiều học sinh đạt điểm 9, 10.
Hiếu Nguyễn
Đề thi Hóa học: Ít câu hỏi gắn với thực tiễn
Thầy Đặng Xuân Chất - GV Hoá học Trường THPT Ban Mai, Hà Nội nhận định đề thi năm 2022 môn Hóa học mã đề 224 như sau:
Về phạm vi kiến thức: Không có sự thay đổi. Các kiến thức chủ yếu rơi vào lớp 12 (87,5%) và lớp 11 (12,5%), không có phần kiến thức thuần lớp 10.
Về cấu trúc đề: Tỷ lệ câu hỏi lý thuyết/ bài tập: 29 câu lý thuyết chiếm 72,5%, 11 câu bài tập chiếm 27,5%. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu chiếm khoảng 75%. Đề năm nay không có các câu hỏi về thí nghiệm, ít câu hỏi gắn liền với thực tiễn.
Về độ khó: Đề thi có độ khó tương đương với đề minh họa, đảm bảo việc sử dụng để xét tốt nghiệp trong tình hình học tập bị ảnh hưởng do dịch bệnh nhưng vẫn sự phân hóa. Bắt đầu từ câu 71 yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức mới có thể làm được bài. Tuy nhiên các câu từ 71 không phải lúc nào cũng sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần vì thế sẽ là vội vàng nếu học sinh bỏ các câu hỏi phía sau. Nhóm câu hỏi VDC có độ khó nhỉnh hơn so với năm 2021 nhưng đề ít có yếu tố bất ngờ hơn.
Đánh giá chung: Cách ra đề năm nay không có nhiều sự khác biệt so với các năm trước và bám khá sát đề minh họa. Đề ra phù hợp cho các trường đại học xét tuyển bên cạnh các hình thức thức xét tuyển khác như bài thi đánh giá tư duy hay đánh giá năng lực của một số trường. Dự kiến học sinh học khá có thể dễ dàng đạt điểm 7.
Hiếu Nguyễn
Đề thi môn Địa lý hay và có tính phân hóa cao
Cô Trịnh Bạch Yến (trái) cùng học sinh |
Theo nhận xét của cô Trịnh Bạch Yến, Tổ trưởng Sử, Địa Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai) đề thi môn Địa lý hay và có tính phân hóa cao.
Đề thi môn Địa lý có thời gian làm bài 50 phút. Đối với đối tượng học sinh lấy điểm thi tốt nghiệp chỉ cần chú ý học tốt cơ bản, có kỹ năng khai thác Atlat cũng có thể đạt trung bình khá 6-7 điểm. Nhưng với học sinh không nắm bắt chắc kiến thức kỹ năng, chủ quan vẫn có thể nhầm lẫn khi xác định kiến thức.
Đối với các câu vận dụng và vận dụng cao (câu phân loại) đòi hỏi học sinh phải nắm chắc, hiểu kiến thức và có khả năng vận dụng thực tế vào làm bài sẽ đạt điểm tốt từ 9 điểm trở lên. Với học sinh lấy điểm xét Đại học thì ngưỡng điểm điểm 9 hoàn toàn có thể đạt được không khó.
Đề thi môn Địa lý năm nay so với đề minh họa của Bộ khá sát về cấu trúc, không khó hơn hay đánh đố học sinh. Đây là một đề thi hay, học sinh dù ở miền núi hay thành thị, chuyên hay không chuyên nếu ôn luyện cơ bản đều đạt kết quả như mong đợi.
Đức Trí
Môn Sử: Đề thi khái quát được kiến thức cơ bản
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du - tổ trưởng tổ Sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM cho rằng: Đề thi khái quát được kiến thức cơ bản.
Theo thầy Dư, cấu trúc đề thi môn Sử tương đồng với đề minh họa mà Bộ GD&ĐT đã ra .
40 câu hỏi- 4 câu nằm trong chương trình lớp 11 ( học kỳ 2) và 36 câu thuộc nội dung lớp 12 bao gồm sử thế giới và sử Việt Nam.
Về nội dung: đề thi khái quát toàn bộ chương trình với kiến thức cơ bản.
Về độ khó: có 4 câu vận dụng khi yêu cầu thí sinh so sánh nhưng cũng chỉ ở mức độ vừa. Đề có những câu hỏi nằm rải khắp nội dung học tập nhưng mồi nhử khá yếu. Nếu nắm cơ bản chương trình, thí sinh có thể loại suy và tìm đáp án khá dễ dàng.
Dự đoán phổ điểm ở mức cao nhất trong khoảng 4,5-6 đ. Điểm liệt sẽ ít và hầu như không có.
Anh Tú
Môn Địa lý: Đảm bảo kiến thức trọng tâm
Cô Hồ Phương- Giáo viên môn Địa Lý, Trường THPT Linh Trung, TP Thủ Đức nhận xét: Đề thi môn Địa Lý trong tổ hợp KHXH năm nay đảm bảo tốt lượng kiến thức trọng tâm.
Điểm quan trọng thể hiện rõ trong đề thi năm nay là đề bám sát cấu trúc đề thi minh hoạ đã ra. Điều này giúp học sinh không bị lúng túng, dễ vận dụng kiến thức nền tảng và tring Atlat. Các câu hỏi trong đề có độ phân hoá tốt, đòi hỏi học sinh phải đọc kỹ đề, phân tích kỹ các đáp án thì mới tìm ra được đáp án đúng nhất ở các câu hỏi có tính phân loại.
Với đề thi Địa lý năm nay, học sinh phải làm tốt kỹ năng phân tích, nắm chắc kiến thức cơ bản thì dễ dàng đạt điểm 7-8.Vì vậy theo tôi phổ điểm khối thi tổ hợp KHXH sẽ tốt hơn năm trước.
Anh Tú
Đề Giáo dục công dân đảm bảo tính phân hóa thí sinh
Cô giáo Trần Thị Thu Dung - Giáo viên môn Giáo dục công dân Trường THPT B Hải Hậu (Hải Hậu, Nam Định). |
Cô giáo Trần Thị Thu Dung - Giáo viên môn Giáo dục công dân Trường THPT B Hải Hậu (Hải Hậu, Nam Định) cho rằng, đề thi chính thức môn này của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã bám sát đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố hồi tháng 3/2022.
Cụ thể 36/40 câu hỏi thuộc nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12, còn lại thuộc chương trình lớp 11. Nội dung đề thi đúng với công văn 4040 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THƠT năm học 2021-2022.
"Đề thi cơ bản đảm bảo mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT (từ câu 80 - 110); có sự phân hóa mạnh thí sinh từ câu 111 - 120 để các thí sinh thực sự có năng lực có thể giành điểm tuyệt đối. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học có thể lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để xét tuyển trong năm 2022" - cô Dung nói.
Đình Tuệ
Đề thi môn Sinh học có độ khó vừa phải
Cô Nguyễn Thị Bích Dậu, giáo viên Trường THPT Ban Mai, Hà Nội nhận định đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh học như sau:
Qua phân tích đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh cho thấy mức độ đề thi tốt nghiệp so với đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT có sự tương đồng.
Về cấu trúc: Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh gồm 40 câu, 30 câu đầu ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. 10 câu sau là các câu khó, vận dụng cao. Như vậy học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức lý thuyết, và các công thức cơ bản là có thể đạt 6 – 7 điểm.
Về hình thức, các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan trong đó gồm dạng chọn một mệnh đề hoặc phương án đúng, câu hỏi đếm các mệnh đề đúng, một số câu dạng phân tích đồ thị, hình ảnh, sơ đồ. Đề tốt nghiệp có câu yêu cầu học sinh phải có năng lực quan sát, phân tích và tư duy thông qua đồ thị, sơ đồ thuộc phần hệ sinh thái và cơ chế di truyền, hạn chế những câu khó về mặt toán học, tăng cường tư duy kiến thức sinh học. Trong mỗi câu, cách hỏi và lời dẫn ngắn gọn, giúp học sinh dễ xác định yêu cầu, hạn chế bị rối về mặt ngôn ngữ gây mệt mỏi khi đọc đề.
Về nội dung, đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh gồm:
- Sinh học 11: 4 câu thuộc kiến thức phần cân bằng nội môi, tuần hoàn máu động vật và dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước ở thực vật với mức độ nhận biết - thông hiểu.
- Sinh học 12: 36 câu phủ đều kiến thức thuộc các phần: Cơ chế di truyền và biến dị, Quy luật di truyền, Di truyền học quần thể, Ứng dụng di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái. Đề thi không có câu phả hệ thuộc phần di truyền học người như đề minh hoạ và đề thi tốt nghiệp các năm trước.
Ở các mã đề khác nhau có một số câu hỏi khác nhau nhưng vẫn thuộc cùng một nội dung và mức độ kiến thức. Từ đó đảm bảo tính đa dạng và khách quan của đề thi.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, học sinh tự học thiếu đi sự kiểm tra giám sát của thầy, cô bộ môn thì mức độ đề thi như vậy là hợp lý. Đặc biệt những thí sinh đã làm đề thi minh hoạ có thể có định hướng tư duy và làm bài tốt hơn trong đề thi tốt nghiệp này.
Nhìn chung đề thi phù hợp, có độ khó vừa phải, đảm bảo tính công bằng, đáp ứng hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Học sinh chỉ cần lắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cũng có thể đạt 6-7 điểm.
Hiếu Nguyễn
Đề thi bám sát cấu trúc đề của Bộ GD&ĐT
Đó là nhận xét của cô Cao Thị Mơ- Giáo viên dạy môn GDCD của Trường THPT Linh Trung, TP Thủ Đức. Theo cô Mơ đề thi môn GDCD trong tổ hợp thi KHXH năm nay hay, bám sát cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT. Đề ở mức độ nhận biết và thông hiểu nên học sinh nắm vững kiến thức nền tảng sẽ làm tốt bài thi.
Câu hỏi chung trong đề thi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nên phát huy được tí h vận dụng thực tiễn của học sinh.
Nhìn chung đề thi phù hợp với học sinh, không quá dễ và cũng không quá khó nên học sinh sẽ có đủ thời gian để đọc, thấu hiểu và làm bài. Với học sinh có học lực khá, vận dụng thực tế tốt điểm thi đạt được sẽ nằm ở ngưỡng tốt.
Anh Tú
Bài thi Khoa học xã hội: Đề bảo đảm mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định về bài thi tổ hợp Khoa học xã hội, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022:
Nhận định chung: Mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học xã hội vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Môn Lịch sử
So với đề thi năm 2021, đề thi năm 2022 mức độ phân hóa cao hơn, nội dung đề thi có nhiều điểm mới lạ. Ngoài ra, trong đề xuất hiện câu hỏi vận dụng thực tế. 92,5% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 7,5% câu hỏi thuộc lớp 11- tăng 1 câu so với đề thi tham khảo và xuất hiện cả câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.
Đề thị có tỉ lệ câu hỏi nhận biệt, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo ngày 31/3/2022 nhưng có tính phân loại cao hơn do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên. 80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, không làm khó thí sinh. Bên cạnh đó vẫn xuất hiện dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng (liên quan đến kiến thức địa lí) ví dụ câu 2 (mã 323), và những câu hỏi đề cập đến khái niệm lịch sử như câu 9, câu 35 mã đề 323. Số lượng câu hỏi. Có những câu hỏi liên hệ thực tiễn như câu 16, câu 25.
20% câu hỏi thuộc phần vận dụng – vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới. Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh dạng bài so sánh (3 câu), liên chuyên đề, liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng. Đặc biệt, câu 32, 38, 39 là những câu hỏi so sánh, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức của nhiều giai đoạn lịch sử, thậm chí kết hợp cả kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam để hoàn thành.
Môn Địa lí
Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 52,5%/47,5%. Đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi tham khảo (31/3/2022). Tỉ lệ câu hỏi Nhận biết, Thông hiểu/Vận dụng và Vận dụng cao là 75% - 25%. Trong phần câu hỏi Nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng – Vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, Địa lí các vùng kinh tế và Địa lí ngành kinh tế. Đối với phần thực hành kĩ năng Địa lí, không có dạng bài mới, tuy nhiên thí sinh cần phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.
Các câu 74, 76, 78, 80 (mã đề 321) là những câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Nhìn chung, mức độ câu hỏi tương đương đề thi tham khảo (31/3/2022). Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.
Môn Giáo dục công dân
Đề thi có mức độ tương đương đề tham khảo (31/3/2022), không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới và là môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I, 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 - 8.
25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng và Vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tham khảo, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề tiêm vác-xin phòng covid 19 cho trẻ em (câu 98 – mã 303). Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 113, 117, 118, 120 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.
Hiếu Nguyễn
Đề thi Vật lý: Nội dung kiến thức quen thuộc
Nhận định về đề thi Vật lý, cô Phạm Thị Minh Nguyệt, Trường THPT Ban Mai, Hà Nội cho biết:Các câu hỏi trong đề được sắp xếp từ dễ đến khó, kiến thức trọng tâm, quen thuộc. Trong đó có 52,5% câu hỏi lý thuyết thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu; 47,2% câu hỏi bài tập thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao.
- Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt từ 7 – 7,5 điểm.
- Các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng khá quen thuộc.
- Đề không đánh đố với HS có năng lực, tư duy tốt. Các em hoàn toàn có thể đạt điểm 9.
- Dự đoán phổ điểm 6 – 7,5 điểm.
I. Ma trận
LỚP | Chương | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
12 | 1. Dao động cơ học | 4 | 1 | 1 | 1 | 7 |
2. Sóng cơ và sóng âm | 3 | 1 | 1 | 1 | 6 | |
3. Điện xoay chiều | 2 | 3 | 2 | 1 | 8 | |
4. Dao động và sóng điện từ | 1 | 1 | 1 | 3 | ||
5. Sóng ánh sáng | 3 | 1 | 1 | 5 | ||
6. Lượng tử ánh sáng | 2 | 1 | 3 | |||
7. Hạt nhân nguyên tử | 2 | 1 | 1 | 4 | ||
11 | 8. Điện tích – Điện trường | 1 | 1 | |||
9. Dòng điện không đổi | 1 | 1 | ||||
10. Dòng điện trong các MT | 1 | 1 | ||||
11. Từ trường | 1 | 1 | ||||
12. Cảm ứng điện từ | 0 | |||||
13. Khúc xạ ánh sáng | 0 | |||||
14. Mắt. Các dụng cụ quang | 0 | |||||
TỔNG | 20 | 10 | 6 | 4 | 40 |
II. Nhận định đề thi THPT môn Vật lý năm 2022
1. Cấu trúc đề thi
- Đề bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi có 4 phương án lựa chọn được sắp xếp thành 2 nhóm: Nhóm có mức độ nhận biết thông hiểu từ câu 1 – 30; nhóm có mức độ vận dụng, vận dụng cao từ câu 31 – 40.
2. Về phạm vi kiến thức:
- Lớp 12: chiếm 90% đề thi (36/40 câu) phủ đều các chương của học kỳ I và II.
- Lớp 11: chiếm 10% đề thi (4/40 câu) chủ yếu rơi vào các cấp độ nhận biết và thông hiểu, không có câu hỏi thuộc cấp độ vân dụng và vận dụng cao. Câu hỏi thuộc các chương: Điện tích – điện trường, dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, từ trường.
3. Liệt kê các câu hỏi khó và cực khó:
- Đề thi có 4 câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao (VDC) chiếm 10%. Các câu hỏi này rơi vào các chương quen thuộc trong chương trình Vật lý 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Sóng ánh sáng.
Số lượng câu khó thuộc các chương cụ thể như sau:
+ 1 câu khó về hệ vật, hệ lò xo (dao động cơ).
+ 1 câu về số điểm cực đại trong trường giao thoa sóng cơ (sóng cơ và sóng âm).
+ 1 câu hỏi khó về bài toán cực trị với C thay đổi (dòng điện xoay chiều).
+ 1 câu hỏi khó về xác định số vân sáng trong giao thoa hai ánh sáng đơn sắc (sóng ánh sáng).
Hiếu Nguyễn
Đề thi Địa lý buộc giáo viên và học sinh phải thay đổi cách dạy học, ôn tập để đạt kết quả cao
Thầy Nguyễn Minh Chiến - Trường THPT Kim Liên, Nam Đàn (Nghệ An) cho biết đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm nay có cấu trúc giống đề thi minh họa mà Bộ GD đã công bố ngày 31/3. Trong đề có một số câu hỏi ra hay, phân hóa thí sinh.
Giáo viên nhận xét sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm cao môn Địa lý. |
Phân tích cụ thể hơn đề thi, thầy Chiến cho rằng:
- Về phạm vi kiến thức:
+ Đề thi có 40 câu trắc nghiệm, 38 câu thuộc khối kiến thức Địa lý 12 và 2 câu kỹ năng thuộc kiến thức lớp Địa lý lớp 11 (bài 11).
+ Kiến thức lý thuyết môn Địa lý lớp 12 có 21 câu chiếm 52,5 %, tương ứng với 5,25 điểm của bài thi gồm các chuyên đề: Địa lý tự nhiên có 4 câu. Địa lý dân cư có 2 câu, địa lý các ngành kinh tế có 8 câu, địa lý vùng kinh tế có 7 câu.
+ Kỹ năng Địa lý có 19 câu chiếm tỷ lệ 47,5% tương ứng 4,75 điểm của bài thi trong đó: 15 câu yêu cầu sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, 2 câu bảng số liệu và 2 câu biểu đồ.
- Về độ khó và sự phân bố kiến thức:
+ Câu hỏi được sắp xếp với mức độ từ dễ đến khó tăng dần, từ câu 71 trở đi phân hóa rõ rệt, đảm bảo mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Trong đề có 75% câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản ở mức độ nhận biết, thông hiểu và 25% kiến thức nâng cao ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
+ Phần kiến thức nâng cao tập trung chủ yếu vào 2 chuyên đề địa lý các ngành kinh tế và địa lý các vùng kinh tế, từ câu số 71 trở đi, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động, giải pháp…gắn liền với từ “chủ yếu” có trong câu hỏi.
Thí sinh muốn đạt điểm 10 cần phải nắm chắc và sâu kiến thức, kỹ năng cơ bản từ sách giáo khoa Địa lý, vận dụng tư duy liên hệ tổng hợp, tìm ra các mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố địa lý đồng thời tích cực cập nhật các thông tin địa lý hiện hành của vùng và quốc gia để làm tốt câu hỏi trong đề thi có từ chìa khóa “hiện nay”. Như câu 74 của mã đề thi 321 cần đọc kỹ đề, chú ý một số cụm từ đặc biệt để “tránh bẩy” vì mỗi câu hỏi đưa ra phải có 1 đáp án chính xác. Đây là câu hỏi khó nhất trong đề thi, chiếm nhiều thời gian làm bài của thí sinh.
Thầy Nguyễn Minh Chiến dự đoán phổ điểm môn Địa lý là trên 7.0 điểm, cao hơn năm 2021. “Hiện nhiều trường đại học kết hợp điểm bài thi đánh giá năng lực đầu vào của sinh viên và kết quả bài thi tốt nghiệp THPT, đề thi như vậy sẽ phân hóa điểm số, chất lượng thí sinh. Đề thi này buộc giáo viên và học sinh phải thay đổi cách dạy học, ôn tập để đạt kết quả cao”, thầy Chiến nói.
Hồ Lài
Nhiều câu hỏi hay ở đề Địa lý
Thầy Đỗ Văn Quang – GV dạy Địa lý, Trường THPT Thọ Xuân 5 (Thanh Hóa) nhận xét:
Đề in ấn rõ ràng, ngôn từ, câu lệnh ở đề hay. Các câu hỏi về Atlát cụ thể về từng trang, nên học sinh dễ tìm. Hầu hết câu hỏi nhận biết và thông hiểu nên học sinh có thể làm tốt. Các câu hỏi về kỹ năng khá hay, có câu phải tính toán mới làm được.
Thầy Đỗ Văn Quang – GV dạy Địa lý, Trường THPT Thọ Xuân 5 (Thanh Hóa). |
Các câu hỏi về lý thuyết có sự phân hóa sâu sắc, đặc biệt là câu hỏi về phần vùng kinh tế hay và khó. Các đáp án gần giống nhau, đòi hỏi học sinh đọc kỹ mới làm được.
"Tôi nhận định, với đề môn Địa lý năm nay, nhiều học sinh có thể đạt trên 9 điểm", thầy Đỗ Văn Quang nói.
Thế Lượng
Đề thi môn Lịch sử: Học sinh nắm vững kiến thức có thể đạt trên 7 điểm
Cô Ngô Thị Hải, giáo viên Lịch sử, trường PTDTNT Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhận xét đề thi Lịch sử. |
Cô Ngô Thị Hải, giáo viên Lịch sử, trường PTDTNT Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhận xét đề thi Lịch sử trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tương đương so với những năm trước và bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
Theo cô Hải, đề thi với các câu hỏi có mức độ 1,2 rõ ràng, phương án nhiễu không cao. Cô Hải nhận định, từ câu 1-30 học sinh dễ dàng lấy điểm. Tuy nhiên, từ câu 31-40, mức độ 3-4 cũng không quá làm khó học sinh. Nhưng những câu này có tính phân hoá, phù hợp với học sinh khá, giỏi.
Cũng theo cô Hải, đề thi năm nay nội dung các câu hỏi xoay quanh kiến thức trong chương trình sách giáo khoa lớp 12. Do đó, nếu học sinh ôn tập, nắm vững bài học thì dễ dàng đạt điểm cao.
“Với đề thi năm nay, nếu những em có học lực trung bình nắm vững kiến thức của chương trình học thì có thể đạt điểm 7-8", cô Hải tâm sự.
Dung Nguyễn
Đề thi có sự phân hoá và phù hợp với điều kiện học tập của học sinh
Thầy Đặng Trung Sĩ, giáo viên bộ môn Vật lý của Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết: Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan sắp xếp từ dễ đến khó
Nội dung kiến thức lớp 12 có 36 câu, chiếm 90%; kiến thức lớp 11 có 4 câu, chiếm 10% tổng số câu hỏi.
Các câu hỏi kiến thức lớp 11 (câu 1, 6, 18, 30) ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Từ câu 1 đến câu 22, ở mức độ nhận biết và thông hiểu, chủ yếu là tái hiện kiến thức, học sinh dễ lấy điểm phần này.
Thí sinh tự tin rời phòng thi sau khi kết thúc môn thi tổ hợp. |
Từ câu 23 đến câu 34, yêu cầu học sinh thuộc công thức, có chút lập luận thì sẽ làm tốt các câu này. Để làm được câu 35, 36 đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và một số thủ thuật giải toán.
Các câu vận dụng cao 37, 38, 39 và 40, các câu này đòi hỏi học sinh biết lập luận, suy đoán, tính toán nhanh và biết loại trừ mới làm được. Học sinh rất khó để làm tốt các câu này.
Tóm lại, đề thi phù hợp với điều kiện học tập của học sinh và có sự phân hóa rất cao
Với đề thi này học sinh trung bình có thể đạt được từ 5-6 điểm để xét TN THPT, học sinh khá-giỏi dễ đạt mức từ 7-8 điểm nhưng khó đạt mức trên 9 điểm.
Trường Tiến
Đề thi môn Sinh học: Kiểm tra được nhiều kỹ năng của học sinh
Cô Phan Thị Tăng – giáo viên Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội) nhận xét, đề thi môn Sinh học chủ yếu nằm trong kiến thức lớp 12, chỉ có 4 câu thuộc Chương I – chương trình lớp 11.
Nhìn tổng thể, các câu hỏi chủ yếu ở mức thông hiểu, nhận biết. Có khoảng 10 câu ở mức độ phân hóa cao. Những câu này đòi hỏi thí sinh phải chắc kiến thức và có học lực giỏi hoặc sinh lớp chuyên Sinh học mới có thể làm được.
Cô Phan Thị Tăng và học trò. Ảnh: NVCC |
Tuy nhiên, theo cô Tăng, đề thi năm nay khá hay, kiến thức khá tổng hợp và kiểm tra được nhiều kỹ năng của học sinh. Chẳng hạn, có những câu, thí sinh phải phân tích được kênh hình thì mới đưa ra được câu trả lời. Còn có câu kiểm tra kiến thức của học sinh như: Kiến thức về thực tế, thí nghiệm. Thậm chí có những câu khá chuyên sâu, thí sinh phải móc nối nhiều kiến thức mới có thể làm được.
"Với đề thi này, sẽ không nhiều điểm 9-10. Phổ điểm sẽ tập trung ở mức điểm trung bình" - cô Tăng dự đoán.
Minh Phong
Nghệ An: Giáo viên hy vọng có bài thi đạt điểm tối đa
Nhận định về đề thi môn Lịch sử, cô Trần Thị Lan Anh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách (huyện Thanh Chương, Nghệ An) cho biết, đề thi môn Lịch sử phù hợp với bối cảnh dịch Covid – 19 và học sinh mất hơn 2 năm phải học online. Đề bám sát đề minh họa và học sinh có thể sử dụng phương pháp loại trừ để đạt điểm, nhất là mức 5 – 7 điểm.
Cô Trần Lan Anh (thứ 2 từ trái sang) hi vọng sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm cao môn Lịch sử. |
Cũng theo cô Lan Anh, có nhiều câu hỏi trong đề chỉ cần nhìn đáp án là đã có thể dễ dàng chọn ra phương án đúng, ví dụ với câu hỏi về đồng tiên chung Euro, câu hỏi về kế hoạch Nava, câu hỏi về con rồng kinh tế Châu Á.
Ở mức độ phân hóa, cô Lan Anh cho rằng, 8 câu hỏi cuối là câu hỏi khó và dành cho học sinh khá giỏi. Với những câu hỏi này học sinh phải hiểu biết sâu rộng bản chất lịch sử, có so sánh bối cảnh lịch sử giữa các thời kỳ, giai đoạn và thực hành nhiều lần với dạng câu hỏi nâng cao này. Ví dụ câu hỏi so sánh chiến dịch Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ trên không, hay tìm tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nhận định chung về đề thi, cô Lan Anh hy vọng điểm trung bình sẽ cao hơn năm ngoái và sẽ có thí sinh đạt điểm tối đa.
Hồ Lài
Đề Lịch sử phù hợp với điều kiện học tập của học sinh
Theo cô Nguyễn Thị Mỹ Chung - GV Trường THPT Trần Suyền (Phú Yên), đề thi môn lịch sử cấu trúc tương đương cấu trúc đề tham khảo năm 2022 của Bộ, chủ yếu kiến thức chương trình lớp 12, đảm bảo theo chương trình giảm tải.
“Đề tập trung chủ yếu ở phần lịch sử Việt Nam 12, kiến thức khá cơ bản, không gây khó cho thí sinh” - cô Mỹ Chung chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Chung - GV Trường THPT Trần Suyền (Phú Yên). |
Về độ khó, theo cô Chung, nhìn chung phù hợp để học thi tốt nghiệp trung học phổ thông, phù hợp với điều kiện học trực tuyến lâu ngày của phần đông HS cả nước. Học sinh ôn tập kỹ dễ dàng đạt điểm trên trung bình.
“Tuy nhiên, đề vẫn có sự phân hóa ở các câu cuối. Cụ thể từ câu 33 trở đi, đề thiên về kiểm tra năng lực so sánh, nhận định, nhận xét của HS. Nếu không học chuyên sâu, học sinh khó làm được ở mức 8+...” - cô Nguyễn Thị Mỹ Chung nhận định
Công Chương (ghi)
Đề thi môn Sinh học hay và lạ
Thầy Hoàng Trọng Nghĩa - Tổ trưởng Tổ Sinh học, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) nhận xét: Đề thi môn Sinh học năm nay rất hay và mới lạ dù vẫn nằm trong gói kiến thức chủ yếu của lớp 12. Đề có tính phân hóa thí sinh tốt và không nhiều thí sinh đạt mốc điểm 9-10
Một số dạng bài như nhân đôi ADN, XYZ, mới nhìn qua dữ kiện của câu hỏi, thí sinh dễ bị rối nhưng đây là câu hỏi có tính chất phân hóa thí sinh rất tốt. Các dữ liệu được sử dụng không theo mô típ quen thuộc nên các em nếu không nắm được bản chất của câu hỏi sẽ cho là câu hỏi khó. Nếu đơn thuần chỉ học luyện thi bằng cách giải nhiều dạng đề mà không biết chọn được từ khóa, không có khả năng vận dụng và tư duy nhanh thì khó có thể giải quyết được các câu hỏi vận dụng cao ở đề thi năm nay.
Ánh Ngọc
Đề thi môn Giáo dục công dân mang tính nhân văn sâu sắc
Cô Hoàng Thị Hồng Hạnh |
Cô Hoàng Thị Hồng Hạnh, Tổ trưởng Tổ cốt cán môn Giáo dục công dân tỉnh Lào Cai; Tổ trưởng bộ môn Sử, Địa, Giáo dục công dân Trường THPT số 1 Văn Bàn (Lào Cai) nhận xét:
Đề thi môn Giáo dục công dân mang tính nhân văn sâu sắc khi những hiện tượng mặt trái của xã hội đã không đưa vào đề thi. Đảm bảo ít nhất 70% những mặt tích cực của xã hội.
Đề thi cũng đạt được tính phân loại cao. Học sinh năm nay có thể không được “mưa” điểm 10 như năm ngoái bởi ngay ở phần câu hỏi thông hiểu (liên quan đến kiến thức lớp 11) đã có câu phận loại tốt (câu liên quan đến đối tượng lao động). Vì hỏi đến nhánh kiến thức chứ không hỏi kiến thức chính, học sinh nào không nắm chắc lý thuyết sẽ không làm được, dù câu hỏi dễ.
Nếu ở đề minh họa hỏi “Ai vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo hoặc Ai vừa được đi khiếu nại, vừa được đi tố cáo?” thì câu hỏi ở đề thi đã nâng lên ở mức độ khó hơn một chút là “Ai không thuộc đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?”. Với dạng câu hỏi này, học sinh phải tư duy thêm một tầng nữa nên nếu làm nhanh ẩu đoảng hoặc không đủ thời gian để tư duy sẽ không làm được câu này.
Mặt khác đề đã bao quát được các nội dung mà đề minh họa đưa ra, bám sát nội dung kiến thức học sinh đã học ở chương trình và phủ kín cả 5 bài đầu lớp 11 và 9 bài đầu lớp 12 . Không tập trung quá sâu ở một nội dung nào. So với đề minh họa khó hơn một chút nhưng đó là điều cần thiết để đảm bảo tính phân loại.
Đề thi cũng đảm bảo với học sinh ở vùng khó khăn nhất có thể đạt được điểm 7-8. Để đạt được điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải học tốt lý thuyết, làm bài bình tĩnh.
Đức Trí
Đề thi môn Vật lý tương đồng với đề minh họa
Thầy Nguyễn Văn Dũng, giáo viên THPT huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đánh giá, các câu hỏi trong đề thi môn Vật lý vừa sức, nhìn chung không có câu hỏi hóc búa. Cấu trúc đề thi bám sát đề thi minh họa. Các đề thi đều ở mức nhận biết, thông hiểu chiếm khoảng hơn 60%, điều này cho thấy đề thi phù hợp với thực tiễn dạy học.
Tại trường học, các em đã được tiếp cận với đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT trước đó. Tuy nhiên, một số câu hỏi có sự phân hóa nhất định, khiến nhiều em bị lúng túng và mất thời gian tính toán.
Thí sinh đều làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT với môn Vật lý. |
Kết thúc buổi thi, các thí sinh đều làm được bài, sẵn sàng bước vào môn Tiếng Anh vào chiều nay.
Có thể nói, đề thi Vật lý tốt nghiệp năm nay có cầu cấu trúc, hình thức cho đến nội dung hợp lý với năng lực của học sinh. Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu sẽ dao động từ 6 -7, điểm. Để đạt điểm giỏi phải là những học sinh có lực xuất sắc và được ôn luyện thi kỹ càng.
Hà Hoàng
Đề thi môn Sinh học khá hay và mới lạ
Nhận xét về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh học (mã đề 219), thầy Bùi Hữu Tuấn - Giáo viên trường THPT chuyên Chu Văn An (Bình Định) cho hay: Nhìn tổng thể, đề thi bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đề thi có cấu trúc tương tự như đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi trong đề có đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Trong số các câu hỏi, có 4 câu thuộc chương trình lớp 11 và 36 câu trong chương trình lớp 12.
Câu hỏi trong đề thi có sự phân hóa rõ rệt. Khoảng 32 câu trong đề là kiến thức thông hiểu, vận dụng; học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể làm tốt. Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao tập trung trong khoảng 8, với nội dung kiến thức thuộc phần sinh học 12 (cơ chế di truyền và biến dị, di truyền quần thể, sinh thái, quy luật di truyền).
Trong đó, các câu khó và cực khó gồm: 4 câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao chiếm 10% đề thi. Các câu hỏi này thuộc các chương: quy luật di truyền và di truyền quần thể; trong đó Quy luật di truyền chiếm 3 câu, di truyền quần thể chiếm 1 câu (câu 113: Khó và lạ đối với học sinh).
Thầy Bùi Hữu Tuấn và các học trò. Ảnh: NVCC. |
Theo thầy Tuấn, đề thi năm 2022 không có câu hỏi về di truyền người như đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Thay vào đó câu hỏi vận dụng cao (câu 113); 3 câu hỏi về Quy luật di truyền có độ khó xấp xỉ đề thi tốt nghiệp THPT năm trước.
Đặc biệt, đề thi năm nay có những câu hỏi hay, mang tính thực tiễn, thực nghiệm. Ví dụ: câu 111 (mã đề 219) hỏi về thí nghiệm kiểm chứng sự nhân đôi DNA. Cũng trong mã đề này, có câu 119 - khảo sát sự phù hợp về điều kiện sinh thái các loại cây từ đó đề xuất lựa chọn cây tròng phù hợp với địa phương…
“Nhìn tổng thể, đề thi năm nay có câu vận dụng và vận dụng cao mức độ khó, mới lạ hơn so với đề năm trước. Đề thi có tính phân hóa, bảo đảm được cả 2 tiêu chí là xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Học sinh nắm chắc kiến thức ở mức độ hiểu có thể đạt 5 – 6,5 điểm. Đề năm nay có thể số điểm 10 sẽ hạn chế so với năm 2021” – thầy Bùi Hữu Tuấn.
Minh Phong
Dạng toán ứng dụng trong đề thi đi đúng bản chất Sinh học hơn so với mọi năm
Theo đánh giá của cô Đặng Thanh Thảo, giáo viên môn Sinh học, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ), đề thi Sinh học của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không quá khó nhưng với các câu hỏi phân tích hình ảnh, sơ đồ, thí nghiệm vẫn có thể phân hoá được học sinh.
Đề có 4 câu thuộc chương trình Sinh học 11 và 36 câu thuộc chương trình Sinh học 12
Thí sinh tự tin khoe thành tích với gia đình. |
Trong đó 30 câu đầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu chủ yếu kiểm tra kiến thức cơ bản, học sinh có thể dễ dàng trả lời được và “ăn điểm” tuyệt đối của phần này.
10 câu thuộc mức độ vận dụng, để trả lời học sinh phải có kỹ năng quan sát, phân tích dữ liệu, so sánh.
Dạng toán ứng dụng trong đề thi đi đúng bản chất Sinh học hơn so với mọi năm. Với đề này, đa số học sinh đều đáp ứng được.
Trường Tiến
Nghệ An: Đề thi Vật lý đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp và đại học tốp giữa lẫn tốp cao
Theo Nguyễn Văn Thọ (GV Vật lý, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An) nhận định đề thi môn Vật lý năm nay bám sát đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Điều này tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho học sinh khi làm bài thi vì trước đó, thầy cô và các em đã có thời gian dạy học, ôn tập đúng theo định hướng trên.
Thầy Nguyễn Văn Thọ, GV Vật lý Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An. |
Cụ thể, đề thi phân hóa rõ từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, đề khá nhẹ nhàng ở mức độ cơ bản để học sinh kiếm điểm 6-7. Nếu học sinh ôn tập nghiêm túc, chăm chỉ, sẽ không gặp khó khăn ở 30 câu đầu này. Vì thế, cảm nhận của thí sinh là đề vừa sức, dễ làm ở phần đầu này.
Còn từ câu thứ 30 trở đi, đề thi phân hóa mạnh và rõ, học trò khó lấy điểm phần này. Đề có 5 câu phân loại cao rơi vào các chương Dao động cơ, Điện xoay chiều, Sóng cơ, Giao thoa ánh sáng. Dù cũng bám sát đề minh họa, nhưng với những câu hỏi này, thí sinh phải đặt bút để giải, hiểu rõ bản chất vật lý, chứ phán đoán hoặc chỉ học máy móc, thuộc lòng dạng bài tập sẽ khó để tìm ra phương pháp giải, tìm câu trả lời đúng.
Trong số những câu vận dụng cao, thầy Nguyễn Văn Thọ đặc biệt ấn tượng với câu hỏi dao động cơ, 2 con lắc lò xo. Câu hỏi này vừa có hiện tượng vật lý, vừa có toán. Cách hỏi khó, buộc thí sinh phải tư duy nhiều. Với câu hỏi này, thí sinh có năng lực vật lý thực sự và giỏi cả toán mới có thể làm được.
Vì thế, đề thi phân hóa được học sinh khá (8 điểm) với giỏi (9 điểm) cũng như xuất sắc (trên 9 điểm), và thí sinh đạt điểm tuyệt đối sẽ không nhiều.
Nhận định chung, thầy Nguyễn Văn Thọ đánh giá chung đề thi Vật lý năm nay hay, phân hóa tốt, đảm bảo được các mục tiêu xét tốt nghiệp, xét tuyển vào trường đại học tốp dưới, tốp vừa và cả tốp cao. Đồng thời cũng thỏa mãn, hài lòng đối với giáo viên dạy môn Vật lý.
Hồ Lài
Đề Địa lý: Thí sinh khó giành điểm tuyệt đối
Cô giáo Lê Thị Thanh Nga, Trường THPT Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá đề thi môn Địa lý năm nay bám sát cấu trúc đề thi minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Các câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Riêng câu hỏi số 42, 43 (mã đề 317) liên quan đến số liệu một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, thuộc chương trình Địa lý lớp 11. Hệ thống câu hỏi trong đề thi khá ngắn gọn, rõ ràng.
Nhận xét mã đề 317, cô Nga phân tích đề gồm 40 câu hỏi, phần lý thuyết chiếm 21 câu; phần thực hành chiếm 19 câu: trong đó 15 câu hỏi sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, 2 câu hỏi liên quan đến tính toán, rút ra nhận xét từ bảng số liệu và 2 câu liên quan đến biểu đồ ở mức độ thông hiểu và vận dụng.
Cô giáo Lê Thị Thanh Nga, Trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh. |
Từ câu 71 đến 80 là các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao. Các câu hỏi 71, 75, 76, 79 là câu hỏi tương đối khó đối với thí sinh. Đặc biệt, câu 79 yêu cầu đặt tên cho biểu đồ thì thí sinh phải hiểu rõ bản chất mới trả lời đúng, còn nhìn vào biểu đồ để trả lời thì sẽ dễ sai.
Nhìn chung, đề thi Địa lý năm nay vừa sức nhưng vẫn có độ phân hóa cao. Câu hỏi ngắn gọn rõ ràng, nhiều câu dẫn mới. Đáp án trong các câu hỏi khó có khả năng gây nhiễu cho thí sinh. Phổ điểm nằm ở mức 7 - 7,5 điểm, phù hợp với năng lực của thí sinh học lực trung bình nhưng để đạt điểm 9,5 - 10 tương đối khó.
Phạm Khánh
Đề thi môn Hóa học năm 2022 thí sinh không khó để lấy điểm 7
Theo đánh giá của cô Phạm Thị Vân – giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh): Đề thi môn Hóa học năm nay không khó hơn so với năm 2021. Tính phân loại học sinh khá rõ ràng, để đạt được điểm cao đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức chắc, kỹ năng tính toán tốt.
Cô Phạm Thị Vân – giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). |
Với học sinh khá dễ đạt được 7 điểm, tuy nhiên học sinh để đạt được điểm tối đa khó. Do đó đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức chắc, kỹ năng tính toán nhanh, chuẩn xác cao.
Đề có tính phân hoá giữa xét thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Điểm mới của đề năm nay là câu thực hành thí nghiệm không có. Điểm mới thứ 2 có những câu hỏi dạng của nó khác với trước đây, có một câu dạng điện phân, dữ kiện dưới dạng biểu điểm từ trước đến nay chưa ra nhưng năm nay đã xuất hiện trong đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT năm 2022 đó thực sự rất hay và mang tính phân loại học sinh.
Phổ điểm phổ biến năm nay theo cô Vân là 7 điểm.
Những câu khó tập trung ở dạng về Hóa vô cơ và Điện phân, giống như cấu trúc đề thi minh họa cũng như cấu trúc của các đề năm khác. Hóa hữu cơ cũng là 2 câu tổng là 4 câu khó.
Một câu nữa là sơ đồ của Hóa hữu cơ, gần với cấu trúc của đề thi minh họa, nhưng ra đề dạng đề khác bằng bảng biểu.
Với đề này ngoài kiến thức chắc, tính toán đơn giản dễ dàng lấy 7,5 điểm. Còn 9 điểm trở lên thì đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy tốt, kiến thức về toán học khá cao, đồng thời phải vận dụng linh hoạt.
Ngô Chuyên
Đề Hóa học: Thí sinh dễ ăn điểm từ câu 1 - 30, phân hóa mạnh ở câu bài tập Este
Về đề thi môn Hóa học, cô giáo Nguyễn Thị Yến – Trường THPT Thanh Chương 1 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) nhận xét, đề Hóa học năm nay ra đúng với mô tả của Bộ GD&ĐT đã giới thiệu trong đề thi tham khảo. Thí sinh có thể dễ ăn điểm từ câu 1 đến câu 30 vì kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Đề ra nhấn mạnh vào phần bản chất của môn học, không có câu nào đánh đố, tính toàn, làm khó thí sinh.
Các câu phân hóa đề thi khá tốt. Câu khó nhất có thể là câu hỏi về phần bài tập este thí sinh sẽ mất rất nhiều thời gian, vì cách ra sáng tạo hơn các năm, vì đòi hỏi phải tư duy tốt. Cá nhân tôi cho rằng, tôi khá thích đề này, số học sinh làm tốt khá nhiều và các em chỉ sai một vài câu phân hóa.
Cô Đào Thị Tố Nga (GV Hóa học Trường THPT Anh Sơn 2, huyện Anh Sơn, Nghệ An) cũng nhận định đề Hóa học khá dễ dàng cho học sinh trong 32 câu đầu. Các câu hỏi nhận biết, thông hiểu rõ ràng, không đánh đố học sinh. Các em chỉ cần nắm lý thuyết sách giáo khoa là đã có thể đạt 5 – 6 điểm.
Cô Đào Thị Tố Nga (GV Hóa học Trường THPT Anh Sơn 2, huyện Anh Sơn, Nghệ An). |
Ở mức độ vận dụng của đề, học sinh cần rèn luyện, làm nhiều đề thì sẽ thuận lợi và giải quyết được các câu bài tập. Tuy nhiên, có 2-3 câu hỏi cuối phân hóa mạnh, rõ, sẽ gây khó cho thí sinh. Nhất là câu điện phân và câu bài tập este.
So với đề minh họa thì đề thi chính thức có rắn hơn một chút ở phần phân hóa cao, nhưng khá tương đồng với đề các đợt thi thử vừa qua của tổ bộ môn Hóa học tỉnh Nghệ An. Vì vậy, cô Tố Nga cũng hi vọng học sinh sẽ làm bài tốt sau thời gian ôn tập kỹ càng. Thí sinh cũng sẽ kiếm được điểm tối đa nếu giải quyết được câu phân hóa cao và cẩn thận không đánh mất điểm ở câu hỏi dễ, câu lý thuyết.
Hồ Lài
Đề thi môn Sinh học có 90% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12
Thạc sĩ Phan Hải Yến, Tổ trưởng tổ Sinh học, Trường THPT Trần Nhân Tông (Bình Tân, TPHCM) cho hay: Đề thi môn Sinh học mã đề 219 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT đã công bố trước, không nằm trong nội dung đã giảm tải. Đề thi có 90% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, 10% câu hỏi thuộc lớp 10, 11.
Thạc sĩ Phan Hải Yến.
Không có câu hỏi ứng dụng thực tế liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, câu hỏi liên quan đến bài tập phả hệ như dự đoán. Đề năm nay khá dài, yêu cầu học sinh tập trung đọc kỹ đề hơn, nhưng nhìn chung đề năm nay dễ hơn so với năm 2021.
Đề có sự phân hoá rất rõ ràng, các câu hỏi mức cơ bản, học sinh trung bình, khá đều có thể làm được. Với đề thi này tạo thuận lợi cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Hồ Phúc