Đề thi Vật lí chuyên Sư phạm đủ khó để phân loại học sinh

GD&TĐ - Theo nhận định của các thầy cô giáo, đề thi Vật lí vào lớp 10 trường THPT chuyên ĐH Sư phạm năm nay là rất khó với phần lớn học sinh, phù hợp với việc phân loại học sinh từ giỏi đến xuất sắc.

Đề thi Vật lí chuyên Sư phạm đủ khó để phân loại học sinh

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, GV môn Vật lí Hệ thống Giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi rất dài, các câu hỏi có độ khó cao, khối lượng tính toán lớn và phức tạp. Học sinh khó có thể làm xong bài thi trong vòng 150 phút.

Phạm vi kiến thức vượt ra ngoài chương trình THCS, trải rộng từ kiến thức lớp 8 đến lớp 11. Do nhiều câu hỏi vượt ra ngoài kiến thức THCS nên đề bài phải cung cấp bổ sung kiến thức lớp trên làm nền tảng để học sinh có thể giải quyết vấn đề mà bài toán đặt ra.

Nhiều nội dung câu hỏi liên quan tới khả năng xử lý số liệu thực nghiệm, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tốt về thực hành Vật lý.

Nhìn chung, đề thi là rất khó với phần lớn học sinh, phù hợp với việc phân loại học sinh từ giỏi đến xuất sắc. Cách thức ra câu hỏi vào kiến thức THPT rồi bổ sung thông tin vào đề đã xuất hiện ở đề thi năm trước (2018) nhưng năm nay được đẩy mạnh và sử dụng trong 4 câu hỏi trên tổng số 5 câu hỏi, chiếm 80% đề thi. 

Với cách ra đề thi "khác lạ" này, rất khó có thể xảy ra tình trạng trúng tủ.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam phân tích: Đề thi gồm 5 câu hỏi tự luận liên quan tới tất cả các lĩnh vực Cơ học, Quang học, Nhiệt học, và Điện học. Nội dung thi trải rộng từ chương trình Lớp 8 đến chương trình Lớp 11.

Cụ thể:

Câu 1: Cơ học chất điểm, liên quan tới kiến thức về chuyển động hai chiều, phép cộng véc tơ vận tốc và hệ thức lượng trong tam giác. Do vượt ra ngoài kiến thức THCS nên đề bài phải cung cấp bổ sung các công thức định lý hàm SIN và COSIN trong tam giác, là kiến thức được dạy ở THPT làm nền tảng để học sinh có thể giải quyết vấn đề mà bài toán đặt ra.

Câu 2: Điện học, liên quan tới kiến thức về nguồn điện và máy thu có suất phản điện nằm trong chương trình Vật Lí lớp 11. Do vượt ra ngoài kiến thức THCS nên đề bài phải cung cấp bổ sung kiến thức về nguồn điện làm nền tảng để học sinh có thể giải quyết vấn đề mà bài toán đặt ra.

Câu 3: Nhiệt học, liên quan tới quá trình trao đổi nhiệt của chất lỏng (Lớp 8) và sự giãn nở thể tích do nhiệt (Lớp 10). Do vượt ra ngoài kiến thức THCS nên đề bài phải cung cấp bổ sung kiến thức về sự nở khối của chất lỏng làm nền tảng để học sinh có thể giải quyết vấn đề mà bài toán đặt ra.

Câu 4: Điện học, bài toán liên quan tới việc đo hiệu điện thế trên mạch điện không đổi sử dụng vôn kế không lý tưởng (điện trở không đủ lớn). Nội dung bài toán cũng vượt ra ngoài chương trình THCS, đòi hỏi học sinh phải có tư duy phát hiện vấn đề mới và khả năng giải quyết vấn đề rất suất sắc mới có thể làm được.

Câu 5: Quang học (Lớp 9), một câu hỏi chuyên sâu về tạo ảnh qua thấu kính hội tụ, với vật AB đặt không vuông góc với trục chính của thấu kính. Bài toán phối hợp kiến thức quang hình học với hình học phẳng, là một câu hỏi rất phức tạp về tính toán.

Đề thi môn Vật lí:

Đề thi Vật lí chuyên Sư phạm đủ khó để phân loại học sinh ảnh 2

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ