Sángnay (13/7), thí sinh dự thi THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học KHXHNV, ĐHQGHN) làm bài thichuyên môn Ngữ văn. Đề thi gồm 2 câu: nghị luận xã hội 4 điểm, nghị luận vănhọc 6 điểm.
Đánhgiá đề thi, TS Trịnh Thu Tuyết- giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục Hocmai,nhận định: Đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyêncủa các tỉnh, thành phố nói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng với 4điểm cho câu nghị luận xã hội và 6 điểm câu nghị luận văn học.
Câunghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, cách đưa vấn đề nghị luậnngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: "Phải chănglắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?". "Lắngnghe người khác" thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấucảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhậnthức...
Còn"thể hiện bản thân" lại cho thấy hai khả năng trong tính cách conngười, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích chođời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặclà biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn...
Câunghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó làchức năng của văn học nói chung, hai phạm trù nội dung - nghệ thuật của thơ nóiriêng. Vấn đề quen thuộc nhưng không dễ với học trò lớp 9 khi phải nhận ra vaitrò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống.
Vàquan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa "nhansắc" và "đức hạnh" của thơ với cuộc sống con người. Đây là vấnđề không hề đơn giản với những học trò lớp 9, khi một thời người lớn cũng còncực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới "đức hạnh" của thơ mà bỏ bê"nhan sắc".
Còncô Đỗ Khánh Phượng - giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục Hocmai nhận xét: Đềthi có cấu trúc quen thuộc gồm 2 phần, một phần Nghị luận xã hội, một phần Nghịluận văn học. Đề thi kiểm tra khá sâu kiến thức lí luận và vốn văn học của họcsinh. Các câu hỏi không lắt léo hay đánh đố nhưng đều có độ khó cao.
Muốnhoàn thành tốt bài làm, các em không chỉ cần nắm chắc những kiến thức trongchương trình học, mà cần có kiến thức thực tế, đồng thời kĩ năng làm bài phảithành thạo, nhuần nhuyễn, nhất là nghệ thuật lập luận. Với đề thi này, nhiềubạn sẽ cảm thấy "khó thở" vì mình khó có thể hoàn thành tốt đa các yêu cầu củađề thi, điểm 5-6 sẽ phổ biến.
ThầyNguyễn Phi Hùng - giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục Hocmai cũng chia sẻ: Câunghị luận xã hội với vấn đề nghị luận không mới nhưng cách đặt vấn đề dưới dạngcâu nghi vấn cùng với mối quan hệ đối sánh lắng nghe – thể hiện, sẽ cho phépthí sinh được tự do thể hiện quan điểm cá nhân với những góc nhìn riêng, sâusắc, toàn diện.
Vớicâu nghị luận văn học, để làm tốt thí sinh trước hết phải giải thích được vấnđề, hiểu được vai trò, mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của tácphẩm thơ ca. Để rồi từ đó, chứng minh lời nhận định thông qua một (một số) bàithơ đã học, đã đọc.
Đểlàm được điều đó, học sinh không chỉ có kiến thức chắc chắn về các tác phẩmtrong chương trình học trên lớp, còn phải nắm được những khái niệm cơ bản về líluận văn học, có kĩ năng tổng hợp, so sánh.