Đề nghị Chính phủ có thêm các chính sách hỗ trợ về sách giáo khoa, thiết bị dạy học

GD&TĐ - Chương trình giáo dục phổ thông mới đã và đang đi đúng với tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết 88 của Quốc hội và Đề án đổi mới chương trình SGK được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đại biểu Hà Ánh Phượng - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ phát biểu tại hội trường Quốc hội
Đại biểu Hà Ánh Phượng - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ phát biểu tại hội trường Quốc hội

Đó là nhận định của đại biểu Hà Ánh Phượng – đoàn đại biểu Quốc hội Phú Thọ khi phát biểu thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Quyết liệt đổi mới

Đại biểu đánh giá rất cao Bộ GD&ĐT đã sát sao trong việc bồi dưỡng năng lực giáo viên, yếu tố quan trọng nhất góp phần triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. “Chưa bao giờ tôi lại cảm nhận sự quyết liệt đến thế” – đại biểu Hà Ánh Phượng bày tỏ.

Trăn trở một số vấn đề liên quan tới việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; nữ đại biểu đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Kết quả thi tốt nghiệp môn tiếng Anh năm 2021 cho thấy, một biểu đồ hình sin bất thường khi lần đầu tiên xuất hiện 2 đỉnh điểm trong cùng một phổ điểm.

Trong đó đỉnh thứ nhất nằm trong quãng 4-5 điểm và đỉnh thứ hai nằm trong khoảng 7-9 điểm. Điều này cho thấy, hiện vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về chất lượng dạy - học môn tiếng Anh giữa các vùng miền. Khoảng cách này cần sớm được rút ngắn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện chương trình mới, các trường học tại địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học theo các danh mục tối thiểu quy định của Bộ GD&ĐT.

Sau khi rà soát, các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch, đăng ký mua sắm và vận động tài trợ để đảm bảo các trang thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động dạy và học.

Đảm bảo quyền được tiếp cận với giáo dục chất lượng của học sinh

Tuy nhiên, theo đại biểu, do số lượng thiết bị trong danh mục tối thiểu theo quy định của chương trình mới khá nhiều, trong khi việc cấp, mua sắm cũng như vận động tài trợ hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu; đặc biệt là cấp tiểu học tại các vùng miền núi còn khó khăn. Nhiều địa phương trước đây đã được đầu tư cơ sở vật chất nhưng hiện tại nhiều thiết bị đã bị hư hỏng và hoạt động kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của bộ môn tiếng Anh và Tin học cả về chất lượng và số lượng còn gặp nhiều thách thức. “Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ có thêm các chính sách hỗ trợ về sách giáo khoa, thiết bị dạy học” - đại biểu Hà Ánh Phượng đề xuất; đồng thời mong muốn:

Chính phủ có chính sách cụ thể để thu hút, điều phối nguồn nhân lực là giáo viên dạy tiếng Anh, kỹ năng sống, Tin học về với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới hải đảo hoặc đẩy mạnh các chương trình thanh niên tình nguyện nhằm đảm bảo quyền được tiếp cận với giáo dục chất lượng của học sinh các vùng khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.