Để học sinh không "sợ học" môn Sinh

GD&TĐ - Theo kinh nghiệm của cô Phạm Thị Thanh Hà - Tổ trưởng tổ Sinh - Công nghệ, Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước hết, thầy cô giáo dạy môn Sinh học phải xác định rõ nội dung cơ bản nằm trong đề thi, phần nào dạy nhiều, phần nào dạy ít để giảm gánh nặng và tâm lý sợ học cho học sinh.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thứ nhất, dạy bám sát ma trận đề. Theo đó, giáo viên chọn những phần học sinh có khả năng làm được: trọng tâm dạy: tiến hóa (4 câu), sinh thái (8 câu), sinh học 11 (4 câu), di truyền quần thể (2 câu) và di truyền người (1 câu). Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền – biến dị dạy các phần dễ (9 câu) không mất thời gian nhiều vào phần Di truyền – Biến dị vì phần này khó, học sinh sợ học.

Thứ hai, dạy cá thể hóa học sinh. Phát hiện kịp thời học sinh chưa chăm, động viên con chăm hơn, phát hiện kịp thời học sinh khá giỏi để sử dụng học sinh đó dạy lại cho các bạn kém hơn, phát hiện học sinh có thể bị liệt dạy riêng, cho bài tập riêng và liên hệ chặt chẽ với cô giáo chủ nhiệm, nếu cá biệt thì phải làm việc trực tiếp với phụ huynh.

Thứ ba, thường xuyên luyện tập, kiểm tra đánh giá. Luyện tập theo chủ đề, kiểm tra sau mỗi chủ đề, chữa kỹ cho từng học sinh đặc biệt chú ý đến hai đối tượng: học sinh yếu kém và học sinh khá nhưng lười và chủ quan. Dùng học sinh có nguy cơ bị liệt để chấm bài cho cả lớp, dùng học sinh khá, giỏi dạy lại cho học sinh còn yếu.

Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: kiểm tra vấn đáp vòng tròn, thuyết trình, kiểm tra viết: đa dạng các loại bài: Nối cột, điền từ, trắc nghiệm. Rèn kỹ năng làm trắc nghiệm: khoanh từ khóa, gạch bỏ từ sai và chọn đáp án đúng.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm. Để dạy những học sinh chưa chăm. Biên soạn đề cương ôn thi theo các mức độ.

Thứ 5, kết thúc sớm chương trình, để quỹ thời gian cho việc ôn tập và rèn kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan và luyện đề. Tập trung vào việc phát hiện những học sinh nguy cơ bị liệt, phát hiện những học sinh lười học hay học sinh chủ quan và chậm chạp để dạy riêng kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.