TÊN ĐỀ ÁN
"Đề án tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 của Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc"
I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo của từng ngành và phù hợp với điều kiện thực tiễn, cũng như tính chất đặc thù đối với các ngành đào tạo của trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc.
- Nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với các ngành đặc thù của trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia dự thi và tăng cơ hội cho các thí sinh có năng khiếu nghệ thuật vào học tại trường.
- Đảm bảo nguồn tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực các ngành Văn hóa nghệ thuật;
2. Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh
Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đặt trong sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Phải nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành Văn hoá nghệ thuật để đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực Văn hoá nghệ thuật có trình độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của các tỉnh miền núi Tây Bắc.
- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh dự thi, không phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
- Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực vật chất và thời gian của trường.
II. Phương án tuyển sinh.
1. Phương thức tuyển sinh
- Các ngành văn hóa của trường: Không tổ chức thi tuyển, Nhà trường xét tuyển trên cơ sở kết quả thi đại học, cao đẳng của thí sinh tại các trường theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Các ngành năng khiếu của trường: Thi tuyển kết hợp với xét tuyển (thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn ngữ văn)
1.1. Xét tuyển lấy kết quả thí sinh dự kỳ thi chung do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức
a. Kết quả các khối thi: C và D1
b. Cho ngành:
- Ngành Khoa học Thư viện.
Phương thức xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Thi tuyển kết hợp với xét tuyển đối với các ngành năng khiếu
a. Các ngành:
- Ngành Hội hoạ
- Ngành Sư phạm Mỹ thuật
- Ngành Sư phạm Âm nhạc
- Ngành Thanh nhạc
- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
- Ngành Quản lý văn hoá
- Ngành Biên đạo Múa
- Ngành Diễn viên Múa
b. Các môn thi:
- Ngành Hội hoạ và Sư phạm Mỹ thuật gồm:
Hình họa (vẽ chì) - hệ số 2 và Trang trí (vẽ mầu) - hệ số 2
- Ngành Sư phạm Âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống và ngành Quản lý văn hoá gồm:
Thẩm âm + Tiết tấu (hệ số 2) và Điều kiện tự nhiên (hệ số 2)
c. Môn xét tuyển. Môn Ngữ văn, tiêu chí xét tuyển:
Môn Ngữ văn tính điểm hệ số 1, không tổ chức thi mà xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học được tính như sau:
- Nộp hồ sơ xét tuyển môn Ngữ văn vào ngày làm thủ tục thi (17/07/2014) gồm có: 1) Học bạ THPT (bản sao có công chứng); 2) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014); hoặc bằng tốt nghiệp THPT + Phiếu xác nhận điểm tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng) đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2014.
C. Điều kiện tối thiểu để xét trúng tuyển vào các ngành:
Các ngành thi năng khiếu: Thí sinh dự thi phải có điểm xét tuyển môn Ngữ văn đạt tối thiểu 5.0 điểm trở lên. Học sinh ở vùng khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số được ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cộng điểm ưu tiên (đã quy đổi về hệ 10 điểm) trước khi xét tuyển.
- Đối với các ngành: Hội hoạ, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Quản lý văn hoá, nhà trường dành một số chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng của các trường Đại học, cao đẳng trong khối ngành Năng khiếu nghệ thuật. Nhà trường sẽ quy định điểm xét tuyển cho từng khối ngành trên cơ sở thống nhất chuẩn tối thiểu đối với các trường này.
1.3 Đăng ký dự thi, lịch tuyển sinh, chính sách ưu tiên và lệ phí tuyển sinh
- Việc đăng ký hồ sơ dự thi của thí sinh và lịch tuyển sinh được thực hiện theo các quy định tại quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Đối với các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực, mức chênh lệch điểm xét tuyển thực hiện theo qui chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Các đối tượng được tuyển thẳng được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 01 năm 2013 Phê duyệt Đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối Văn hóa - Nghệ thuật.
- Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
2. Ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh
Tạo điều kiện cho học sinh đã tốt nghiệp THPT có năng khiếu âm nhạc hoặc mỹ thuật được đăng ký dự tuyển và có cơ hội học tập tại các trường văn hóa nghệ thuật,
Đối với các ngành năng khiếu, do đề thi môn văn của kỳ thi "3 chung" những năm vừa qua dùng cho tuyển sinh nhiều ngành khác nhau (kể cả các ngành Khoa học xã hội và nhân văn) nên không hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển chọn sinh viên năng khiếu, chính vì vậy, nhiều trường hợp đã loại bỏ những sinh viên có tài năng về nghệ thuật.
Việc sử dụng kết quả học tập ở phổ thông kết hợp với kết quả kỳ thi tốt nghiệp môn văn, một mặt chọn được sinh viên đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức văn học, mặt khác giảm bớt rủi ro từ việc đánh giá kết quả chỉ qua một kỳ thi, về chất lượng chuyên môn, đã nhiều năm trường tự tổ chức thi các môn năng khiếu và chất lượng của kỳ thi riêng này đã được xã hội thừa nhận thông qua chất lượng đầu ra của sinh viên các ngành khiếu của trường.
Thực tế phương án tuyển sinh riêng của trường cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc đã được Bộ cho phép làm thí điểm trong số 10 trường được thực hiện kỳ thi tuyển sinh riêng từ năm 2013, mặc dù số lượng thí sinh dự thi chưa tăng nhưng nhìn chung cũng có nhiều thuận lợi với kỳ thi năm 2014 số thí sinh có cơ hội dự thi vào trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc sẽ nhiều hơn.
Với phân tích trên, phương thức tuyển sinh như trong đề án sẽ đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển; phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục và tình hình cụ thể của khu vực Tây Bắc cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc về phát triển nguồn lực lao động cũng như việc xác định ngành nghề của thí sinh trong việc lựa chọn.
3. Điều kiện để thực hiện phương án tuyển sinh
3.1 Điều kiện về cơ sở vật chất cho thi tuyển sinh:
- Trường bố trí, sắp xếp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho công tác chuẩn bị, công tác tổ chức kỳ thi, chấm thi, công bố kết quả thi, kiểm tra sau khi tuyển sinh đúng quy chế.
- Khu giảng đường 5 tầng được xây dựng, bố trí theo đặc thù các ngành, nghề đào tạo của nhà trường. Nhà trường có đủ các phòng thi và các trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyển sinh.
- Trường bố trí phòng làm việc và chỗ ăn, nghỉ (cách ly) cho các cán bộ ra đề thi và chấm thi.
3.2 Lực lượng cán bộ thực hiện kỳ thi tuyển sinh
Trường có lực lượng cán bộ giảng viên gồm 112 người, trong đó có 76 cán bộ giảng viên cơ hữu, 98% giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có gần 70 % giảng viên có trình độ trên đại học (29 thạc sĩ, 8 nghiên cứu sinh), trường hoàn toàn đủ năng lực tự ra đề thi, tổ chức tốt việc coi thi, chấm thi các môn năng khiếu.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Chuẩn bị thi:
a) Trường thành lập Hội đồng tuyển sinh của trường. Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng Phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng có nhiệm vụ phổ biến “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ tới các thành viên Hội đồng, những người giúp việc Hội đồng và thí sinh; chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát toàn bộ công tác tuyển sinh của nhà trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy”.
b) Căn cứ “Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng tuyển sinh Trường thành lập các ban chuyên môn, chuyên trách giúp việc cho Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thực hiện nhiệm vụ được phân công.
c) Trường có trách nhiệm gửi thông báo tuyển sinh đến các địa phương trong khu vực, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang website của trường về các ngành đào tạo, chỉ tiêu, khối thi, môn thi, thời gian thi và các thông tin khác liên quan.
d) Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, chấm thi.
e) Mời cơ quan công an tham gia công tác đảm bảo trật tự và an toàn thi.
2. Ra đề thi:
Đề thi các khối năng khiếu (khối: N, H, S):
Trường thành lập Ban đề thi để ra đề thi riêng của trường đối với tất cả các môn thi năng khiếu nghệ thuật. Các cán bộ ra đề thi là những Giảng viên chuyên ngành giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo giữ gìn bí mật đề thi. Trường chịu trách nhiệm về nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi theo đúng qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thời gian và địa điểm thi:
a) Thời gian thi: Từ ngày 17/07/2014 đến hết ngày 19/07/2014, trong đó ngày 17/07/2014 thí sinh tập trung làm thủ tục thi, thi tuyển ngày 18 và ngày 19/07/2014.
b) Địa điểm thi: Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc, Phường Thịnh Lang - Thành phố Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình.
Điện thoại: 02183.858.026 (Phòng Đào tạo )
Email: cdvhnttb_2007@yahoo.com; Website: vhnttaybac.edu.vn
4. Tổ chức thi:
Khối: N, H, S thực hiện theo phương thức tự chủ: Trường chịu trách nhiệm xét tuyển môn Ngữ văn và thi các môn năng khiếu (Nhạc, Mỹ thuật, Múa) trong đó:
+Yêu cầu đối với các phòng thi năng khiếu: Phòng thi được sắp xếp từng khu riêng, có phòng thi độc lập, phòng thi được trang bị đầy đủ các điều kiện và trang thiết bị cho kỳ thi tuyển sinh như: Giá vẽ, đàn, máy ghi âm, ghi hình…
5. Chấm thi:
Quy trình chấm thi các môn năng khiếu:
+ Cán bộ chấm thi chấm độc lập tại các phòng riêng biệt có sự giám sát của Thanh tra tuyển sinh, phòng PA.83 Công an tỉnh Hoà Bình.
+ Cán bộ chấm thi chấm riêng, theo mẫu phiếu chấm thi tuyển sinh của Hội đồng tuyển sinh trường. Sau khi thí sinh kết thúc phần thi, cán bộ chấm thi giao phiếu chấm thi cho ban thư ký niêm phong chuyển cho Trưởng ban thư ký và Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trực tiếp quản lý.
+ Chấm bài thi và biên bản chấm thi theo quy chế Tuyển sinh.
c) Công khai kết quả thi:
Kết quả thi tuyển sinh được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tới các Sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh có thí sinh dự thi, tới từng thí sinh và công bố công khai trên website của trường sau khi Ban thư ký tổng hợp và thông qua Hội đồng tuyển sinh trường.
6. Thanh tra, giám sát quá trình tổ chức thi, chấm thi:
Hoạt động thanh tra theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với nhà trường, Hiệu trưởng Quyết định thành lập bộ phận thanh tra thi tuyển sinh phối hợp với thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Công an PA.83 thực hiện công việc giám sát đảm bảo trật tự và an toàn kỳ thi.
Tổ thanh tra gồm: Cán Thanh tra của trường, cán bộ thanh tra của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và một số ủy viên khác căn cứ vào yêu cầu đối với từng ngành thi.
7. Phúc khảo và kiểm tra việc phúc khảo:
- Hội đồng tuyển sinh trường nhận đơn phúc khảo các môn thi sau 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.
- Sau khi nhận đơn phúc khảo, Hội đồng tuyển sinh kiểm tra kết quả điểm thi của thí sinh thông qua máy ghi âm hoặc băng ghi hình, thông báo cho thí sinh và trên website của trường.
8. Triệu tập thí sinh trúng tuyển:
Triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Công tác đảm bảo an toàn cho kỳ thi:
- Bố trí, phân công nhiệm vụ cho Ban bảo vệ của nhà trường tham gia công tác an toàn vòng ngoài.
- Phối hợp với Phòng PA. 83 Công an tỉnh Hoà Bình tham gia chỉ đạo tổ chức thi, chịu trách nhiệm an toàn thi và giám sát quá trình tuyển sinh, từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành xét tuyển.
- Phối hợp với công an thành phố Hoà Bình, Công an phường Thịnh Lang thành phố Hoà Bình, Ban bảo vệ và đội sinh viên tình nguyện, đội tự quản HSSV bảo vệ trật tự, an toàn cho các thí sinh đến dự thi trong và ngoài giờ làm việc.
IV. Cam kết và lộ trình thực hiện đề án:
Lộ trình:
Trường thực hiện thi tuyển sinh năm 2014 theo đề án tuyển sinh của trường kết hợp cả hai phương án. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2014, trường sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết đối với tuyển sinh năm 2015 và xây dựng đề án tuyển sinh riêng hoàn chỉnh để năm 2016 có thể trình Bộ GD&ĐT.
Cam kết:
Đảm bảo tổ chức tuyển sinh một cách công bằng, minh bạch, đúng quy chế; không để xảy ra hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, giảng viên của nhà trường tổ chức luyện thi. Để thực hiện được các điều này, một mặt trường sẽ tổ chức tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ giảng viên của trường; lựa chọn cẩn thận các cán bộ ra để thi và đặc biệt là công khai các kết quả thi tuyển và xét tuyển. Kết quả kỳ thi tuyển sinh năm 2013 vừa qua là cơ sở để trường cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc thực hiện các cam kết nói trên.
Phụ lục đề án
1. Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn
Việc thi tuyển theo kỳ thi chung hoặc tổ chức thi riêng các môn năng khiếu đều tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
2. Kết quả tuyển sinh 5 năm qua (trình độ cao đẳng):
Năm tuyển sinh | Tên ngành | Số thí sinh đăng ký dự thi | Số thí sinh đến dự thi | Số thí sinh trúng tuyển | Số thí sinh nhập học |
Năm 2009 | Khoa học thư viện | 32 | 14 | 11 | 5 |
Hội hoạ | 35 | 10 | 10 | 6 | |
Sư phạm Mỹ thuật | 91 | 43 | 43 | 31 | |
Biên đạo Múa | 27 | 6 | 6 | 4 | |
Sư phạm Âm nhạc | 231 | 98 | 94 | 75 | |
Thanh nhạc | 103 | 48 | 20 | 16 | |
Quản lý văn hoá | 38 | 13 | 13 | 11 | |
Tổng: | 557 | 232 | 197 | 148 | |
Năm tuyển sinh | Tên ngành | Số thí sinh đăng ký dự thi | Số thí sinh đến dự thi | Số thí sinh trúng tuyển | Số thí sinh nhập học |
Năm 2010 | Khoa học thư viện | 22 | 7 | 6 | 2 |
Sư phạm Mỹ thuật | 50 | 31 | 31 | 23 | |
Biên đạo Múa | 18 | 6 | 4 | 4 | |
Sư phạm Âm nhạc | 88 | 54 | 54 | 37 | |
Thanh nhạc | 35 | 20 | 13 | 10 | |
Quản lý văn hoá | 14 | 7 | 7 | 6 | |
Tổng: | 227 | 125 | 115 | 82 | |
Năm 2011 | Sư phạm Mỹ thuật | 24 | 18 | 18 | 12 |
Biên đạo Múa | 13 | 6 | 6 | 4 | |
Sư phạm Âm nhạc | 72 | 52 | 51 | 37 | |
Thanh nhạc | 35 | 20 | 16 | 11 | |
Quản lý văn hoá | 24 | 9 | 9 | 6 | |
Tổng: | 168 | 105 | 100 | 70 | |
Năm 2012 | Sư phạm Mỹ thuật | 13 | 9 | 9 | 9 |
Sư phạm Âm nhạc | 39 | 27 | 27 | 18 | |
Thanh nhạc | 21 | 11 | 9 | 4 | |
Quản lý văn hoá | 21 | 10 | 10 | 8 | |
Diễn viên Múa | 12 | 8 | 8 | 2 | |
Tổng: | 106 | 65 | 63 | 41 | |
Năm 2013 | Sư phạm Mỹ thuật | 8 | 0 | 0 | 0 |
Sư phạm Âm nhạc | 22 | 17 | 17 | 12 | |
Thanh nhạc | 17 | 12 | 10 | 8 | |
Quản lý văn hoá | 6 | 5 | 5 | 2 | |
Diễn viên Múa | 6 | 4 | 4 | 2 | |
Tổng: | 59 | 38 | 36 | 24 |
3. Các ngành đào tạo của trường:
Cao đẳng chính quy:
1) Ngành Khoa học thư viện
2) Ngành Hội hoạ
3) Ngành Sư phạm Mỹ thuật
4) Ngành Sư phạm Âm nhạc
5) Ngành Thanh nhạc
6) Ngành Quản lý văn hoá
7) Ngành Biên đạo Múa
8) Ngành Diễn viên Múa
9) Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
10) Ngành Sáng tác âm nhạc
11) Thiết kế đồ họa
12) Ngành Việt Nam học
Cao đẳng vừa làm vừa học:
1) Ngành Quản lý văn hóa
2) Ngành Khoa học thư viện
3) Ngành Biên đạo Múa
Cao đẳng liên thông:
1) Ngành Quản lý văn hóa
2) Ngành Khoa học thư viện
3) Ngành Sư phạm Âm nhạc
4) Ngành Sư phạm Mỹ thuật
Trung cấp chuyên nghiệp:
1) Ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc
2) Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
3) Ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương tây
4) Ngành Quản lý văn hóa
5) Ngành Khoa học thư viện
6) Ngành Bảo tàng
7) Ngành Sân khấu - Kịch
8) Ngành Thanh nhạc
9) Ngành Sư phạm âm nhạc
10) Ngành Sư phạm mỹ thuật
11) Ngành Hội họa
Ngoài ra nhà trường còn liên kết đào tạo bậc đại học theo hình thức vừa làm vừa học và đào tạo liên thông các ngành:
Ngành Sư phạm Mỹ thuật
Ngành Sư phạm Âm nhạc
Quản lý văn hóa
Ngành Thanh nhạc
Liên kết với các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Đại học Văn hoá, Thể thao & Du lịch Thanh Hoá.
* Lưu lượng học sinh, sinh viên: Tổng số học sinh, sinh viên hệ chính quy của nhà trường tính đến tháng 12 năm 2013 là 262, trong đó bậc Cao đẳng là 161 sinh viên và trung cấp là 101 học sinh, ngoài ra còn có 186 sinh viên liên kết đào tạo trình độ đại học.
4. Các nguồn lực để thực hiện đề án.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc tiền thân là Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc được thành lập tháng 12/1965; tháng 07/2005 trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc theo quyết định số 3986/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.
Là một đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Múa, Sân khấu, Thư viện, Phát hành sách, Bảo tàng, Quản lý văn hóa, Du lịch, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội khu vực Tây Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc.
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính và khoa chuyên môn:
* Các phòng, ban:
- Ban Giám hiệu;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học;
- Phòng Hành chính quản trị;
- Phòng Công tác học sinh sinh viên;
- Phòng Tài vụ - Kế toán
- Trung tâm Thông tin - Thư viện
* Các khoa:
- Khoa Âm nhạc;
- Khoa Mỹ thuật;
- Khoa Múa;
- Khoa Kiến thức Đại cương;
- Khoa Sư phạm Âm nhạc;
- Khoa Thanh nhạc;
b. Cơ sở vật chất:
Nhà trường hiện đóng tại phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình; với diện tích 34.000 m2 , cơ sở vật chất khang trang gồm: Nhà hiệu bộ 6 tầng, khu giảng đường 5 tầng, với các trang thiết bị đáp ứng cho công tác đào tạo và tuyển sinh. Hội trường đa năng có sân khấu thể nghiệm 700 chỗ ngồi, quần thể khu ký túc xá và căng tin đáp ứng chỗ ăn, nghỉ, sinh hoạt nội trú cho gần 1.000 sinh viên, khu thể chất tiêu chuẩn với 450 chố ngồi, trung tâm thông tin thư viện hiện đại gồm thư viện truyền thống và thư viện điện tử đảm bảo phục vụ yêu cầu cho giảng viên và học sinh, sinh viên nghiên cứu..
c. Nhân sự.
Nhà trường có 112 cán bộ, giảng viên, trong đó có 57 giảng viên cơ hữu, 100% giảng viên, giáo viên cơ hữu có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có gần 70 % giảng viên có trình độ trên đại học (29 thạc sỹ, 8 nghiên cứu sinh).
Tất cả những điều kiện trên của Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc sẽ đảm bảo trong công tác thi tuyển theo đề án xây dựng trên đây và chuẩn bị cho những năm tiếp theo.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Văn Minh