Dạy và học môn Địa lí cần bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình mới

GD&TĐ - Giáo viên lưu ý, khi dạy và học môn Địa lí ôn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thầy và trò cần bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình mới.

Học trò Trường THPT Phan Đình Phùng trong giờ học Địa lí của cô Trương Thị Ngọc Hà.
Học trò Trường THPT Phan Đình Phùng trong giờ học Địa lí của cô Trương Thị Ngọc Hà.

Tránh việc học vẹt, khoanh bừa

Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố đề minh họa cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 các môn, trong đó có Địa lí để các thí sinh tham khảo.

Cô giáo Trương Thị Ngọc Hà - Trưởng bộ môn Địa lí của Trường THPT Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội) nhận định, đề minh họa có nhiều thay đổi về hình thức, cấu trúc, định dạng, phù hợp với định hướng đánh giá năng lực mà Chương trình GDPT 2018 đang hướng tới.

Về số lượng câu hỏi gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong thời gian 50 phút. Về cấu trúc, dạng câu hỏi và cách tính điểm: gồm 3 phần với 3 dạng câu hỏi. Dạng câu hỏi mới đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt điểm tối đa, hạn chế việc dùng mẹo, khoanh bừa.

Phần

Dạng câu hỏi

Số lượng

Cách tính điểm

I

Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

18 câu

0,25 điểm/câu

II

Câu trắc nghiệm đúng sai

16 câu

Điểm tối đa 1điểm/ câu hỏi

- Đúng 1 ý/ câu: 0,1 điểm

- Đúng 2 ý/ câu: 0,25 điểm

- Đúng 3 ý/ câu: 0,5 điểm

- Đúng cả 4 ý/ câu: 1 điểm

III

Câu trắc nghiệm trả lời ngắn

6 câu

0,25 điểm/câu

Về năng lực và cấp độ tư duy: Dựa vào bảng năng lực - cấp độ tư duy có thể thấy, những câu hỏi trắc nghiệm và thành phần năng lực nào có trong đề. Với 70% câu hỏi ở cấp độ tư duy nhận biết và thông hiểu, chiếm 6/10 điểm trong đề thi, 30% câu hỏi ở cấp độ vận dụng, chiếm 4 điểm.

Bảng năng lực và cấp độ tư duy đề minh họa.

Bảng năng lực và cấp độ tư duy đề minh họa.

Với cấu trúc điểm, dạng câu hỏi, cấp độ tư duy như đề thi minh họa sẽ phân hóa mạnh hơn và đánh giá được năng lực của học sinh (như giải quyết vấn đề và sáng tạo, tính toán), giảm phụ thuộc kiến thức sách giáo khoa, tránh việc học vẹt, khoanh bừa. Do đó, các trường có thể dùng kết quả này để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Những lưu ý khi học và ôn tập

Theo cô Trương Thị Ngọc Hà, các nhà trường hiện nay được chủ động lựa chọn bộ SGK phù hợp, mỗi nơi sẽ chọn bộ SGK khác nhau nên giáo viên không thể dạy học sinh học thuộc lòng từng câu chữ như trong sách.

Để dạy tốt môn Địa lí đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo.

Để dạy tốt môn Địa lí đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo.

Để dạy và ôn tập Địa lí hiệu quả, trước tiên thầy cô cần bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT tổng thể 2018 về kiến thức, kĩ năng của mỗi chủ đề, bài học trong chương trình. Từ đó xây dựng giáo án với mục tiêu rõ ràng, phương pháp phù hợp. Mỗi tiết học trên lớp phải đạt chất lượng, hiệu quả thật sự.

Học sinh cần "mưa dầm thấm lâu", qua mỗi tiết học trên lớp các em sẽ tích luỹ được cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết. Vì thế, giáo viên nên tổ chức các hoạt động học trên lớp bằng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sao cho hấp dẫn, cuốn hút và có sự liên hệ thực tế giúp học trò chiếm lĩnh kiến thức, nhớ lâu.

Bên cạnh đó, thầy cô cần cho học sinh làm thường xuyên các dạng bài như định dạng đề minh hoạ: Câu hỏi trắc nghiệm chọn 1 đáp án đúng; trắc nghiệm đúng/sai; trắc nghiệm trả lời ngắn.

Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội trong một hoạt động ngoại khóa.

Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội trong một hoạt động ngoại khóa.

Bằng các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi trong đề thi và được rèn luyện kĩ năng phản xạ, tư duy, củng cố kiến thức.

Thông qua các bài kiểm tra định kì, giáo viên cần bám sát cấu trúc của đề thi minh họa để xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi giúp học sinh làm quen với đề thi.

Thầy cô cần hướng dẫn học sinh tự tổng hợp, sơ đồ hoá kiến thức hoặc ghi chép thông minh để dễ học, dễ nhớ. Bên cạnh đó nên khuyến khích các em thắc mắc, đặt câu hỏi khó, câu hỏi tư duy vận dụng cao để hiểu sâu bài học, hiểu bản chất của vấn đề.

"Giáo viên nên biên soạn hệ thống câu hỏi theo từng chủ đề với các dạng câu hỏi và mức độ nhận thức khác nhau; xây dựng hệ thống đề tổng hợp giúp cho HS ôn luyện, nhất là thời điểm chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT rất cần tăng cường luyện đề. Hình thức, phương pháp tổ chức ôn tập cho học trò cũng cần phong phú, hấp dẫn như trò chơi online, offline, làm nhóm, cặp đôi... chứ không chỉ làm phiếu thông thường" - cô Trương Thị Ngọc Hà chia sẻ thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.