Dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các trường CĐ, TCCN: Đã đến lúc phải thay đổi

GD&TĐ - Nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các trường cao đẳng, TCCN, Sở GD&ĐT vừa tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong các trường chuyên nghiệp TPHCM”. Tại đây, những vấn đề bức thiết đã được thẳng thắn chỉ ra và tìm hướng tháo gỡ.

Dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các trường CĐ, TCCN:  Đã đến lúc phải thay đổi

Còn nhiều bất cập

Nhiều vấn đề trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong trường cao đẳng, TCCN đã được các đại biểu chỉ ra như: Giáo trình không thống nhất, đội ngũ giảng viên yếu, khả năng học tập và đầu tư của sinh viên cho môn tiếng Anh chưa cao… 

Do đó, TS Lê Thị Kiều Vân, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng, việc đưa môn Tiếng Anh chuyên ngành thành môn học bắt buộc sẽ giúp sinh viên xác định đúng động cơ học tập, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để giảng dạy môn Tiếng Anh thay vì cứ học kiểu cho có học như hiện nay.

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, các trường đang dần đẩy mạnh chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Học sinh, sinh viên ra trường muốn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường lao động (cộng đồng ASEAN) thì trình độ tiếng Anh chuyên ngành đóng vai trò hết sức quan trọng. 

Để thay đổi thực trạng trình độ ngoại ngữ của học sinh sau tốt nghiệp TCCN, đề án tiếng Anh quốc gia 2020 được xác định là đạt được bậc 3 (B1) của khung năng lực ngoại ngữ châu Âu. 

Tuy nhiên, TS Huỳnh Công Minh Hùng, Trường ĐH Mở TPHCM các trường cần phải sớm xây dựng cộng đồng học tập trực tuyến, chú trọng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, hóa dược, vật liệu mới, y sinh học… thì mới mong chất lượng nhân lực có cơ hội hội nhập.

Ông cho biết: Trong thực tế xã hội hiện nay nhà trường cần chú trọng nhiều hơn đến học sinh, sinh viên thế hệ i hay còn gọi là “công dân kỹ thuật số”. 

Vì thực tế giảng dạy của chúng ta hiện không chỉ là giảng dạy theo mô hình truyền thống, mà quan trọng cần tạo ra cộng đồng học tập trực tuyến, để giúp việc học, giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được tốt hơn.

Tăng thời lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

Muốn học sinh trong các trường cao đẳng, TCCN thay đổi cách nghĩ và cách học tiếng Anh, trước tiên các trường cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn vai trò của tiếng Anh chuyên ngành, từ đó hướng đến việc thay đổi. Có như vậy chất lượng đào tạo, chất lượng nhân lực mới được nâng cao, tạo tiền đề cho việc hội nhập, trao đổi nguồn nhân lực.

Nhìn vào thực trạng giảng dạy tiếng Anh hiện nay tại các trường cao đẳng, TCCN, TS Lưu Đức Tiến - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp - đại học (Sở GD&ĐT TPHCM) cho biết: Hiện TPHCM có 48 trường khối chuyên nghiệp bao gồm 16 trường cao đẳng và 32 trường TCCN với 15 nhóm ngành đào tạo. 

Tuy vậy, chương trình giảng dạy ngoại ngữ được xây dựng theo khung của Bộ GD&ĐT từ 90 - 120 tiết mới chỉ dừng lại cung cấp kiến thức ngữ pháp, đọc tài liệu chuyên môn hoặc giao tiếp đơn giản. Thực tế, chỉ có số ít trường dạy tiếng Anh chuyên ngành cho một số ngành đào tạo tại trường.

ThS Ngô Thị Lan Chi (Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist) thẳng thắn: Không có giáo trình nào đáp ứng hoàn toàn mong đợi cho từng trường. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi biên soạn giáo án điện tử, nội dung nào cần mà giáo trình không có thì thể hiện qua giáo án điện tử. 

Chứ chỉ căn cứ và dựa vào khung giáo trình hiện nay thì còn thiếu hụt rất nhiều. “Để thay đổi, không cách nào khác là các trường phải chủ động trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn cần sự thống nhất (bộ giáo trình chuẩn) từ Bộ GD&ĐT để việc dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các trường cao đẳng, TCCN thật sự hiệu quả hơn” - Bà Chi nhấn mạnh.

“Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại các trường hiện còn khó khăn. Thời lượng giảng dạy, chương trình và sách giáo khoa chưa đáp ứng nhu cầu học tập của từng đối tượng cụ thể. Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo bài bản để giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. Vì thế đã đến lúc phải thay đổi” - TS Lưu Đức Tiến

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.