Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở tại Hải Dương

GD&TĐ - Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) là giải pháp tích cực nhằm hướng nghiệp cho học sinh, phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Hình ảnh học sinh tham gia học nghề, sau khi tốt nghiệp văn hóa các em có luôn bằng nghề để đi làm.
Hình ảnh học sinh tham gia học nghề, sau khi tốt nghiệp văn hóa các em có luôn bằng nghề để đi làm.

Tránh “ngồi nhầm vị trí”

Trong những năm qua, Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội, Trường Trung cấp Cơ khí Xây dựng, Trường Cao đẳng Du lịch và Công thương, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh cho học sinh và phụ huynh tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Nhà giáo Nguyễn Cao Đằng – Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội cho biết, trong chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng cho học sinh.

Đặc biệt là phân luồng cho học sinh vừa tốt nghiệp THCS đi học nghề, cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

Nhà giáo Nguyễn Cao Đằng bày tỏ, thực tế cho thấy phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS là vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ là vấn đề của ngành giáo dục như nhiều ý kiến đã lầm tưởng, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, không chỉ là trách nhiệm điều tiết của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ ngành và địa phương. Đây cũng là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), của các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng nhân lực, và của cả học sinh, phụ huynh học sinh.

Học sinh tham gia học nghề, sau khi tốt nghiệp văn hóa các em có luôn bằng nghề để đi làm.
Học sinh tham gia học nghề, sau khi tốt nghiệp văn hóa các em có luôn bằng nghề để đi làm.

Xác định được tầm quan trọng đó, Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở một số ngành nghề phù hợp với người học, thị trường lao động và các doanh nghiệp tại địa phương.

Các ngành nghề học sinh lựa chọn như: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật chế biến món ăn, Tạo mẫu và Chăm sóc sắc đẹp, Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành, Hàn, Điện tử, Điện công nghiệp, tiếng Nhật, tiếng Hàn,..

Nhờ sự vào cuộc của các cấp, ban ngành, các nhà trường những năm qua, phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu, chuyển dần theo hướng phù hợp với phát triển năng lực, sở trường của cá nhân gắn với phục vụ nhu cầu lao động của xã hội.

Nguyên nhân chính là do phụ huynh và học sinh chưa tự đánh giá đúng năng lực, tiềm năng, cũng như những hạn chế của bản thân học sinh: mỗi cá nhân đều có sở đoản, sở trường riêng, dần hình thành ở lứa tuổi sau khi tốt nghiệp THCS. Các yếu tố về tư chất, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, cũng như sở thích, đam mê lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau dẫn đến việc không nhất thiết toàn bộ học sinh đều phải vào học THPT trước khi chọn một nghề nào đó để lập nghiệp.

Thầy Nguyễn Văn Huệ - Hiệu trưởng trường THCS Vũ Hữu (huyện Bình Giang, Hải Dương) nhấn mạnh, việc chủ động tư vấn giúp học sinh lựa chọn trường học phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS để tránh "ngồi nhầm vị trí" là rất quan trọng. Qua đó, giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

"Hướng nghiệp ở đây không phải ép học sinh nghỉ không thi vào lớp 10. Đây là công tác hướng nghiệp, mục tiêu số một là định hướng nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với năng lực, sở trường của các em.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh trên địa bàn huyện Bình Giang có học lực hạn chế có thể lựa chọn vào các trường Trung cấp hay Cao đẳng nghề, Trung tâm GDNN- GDTX…sau khi tốt nghiệp văn hóa các em có luôn bằng nghề để đi làm…” thầy Huệ đưa ra thêm lựa chọn cho học sinh nhiều học.

Chủ động phân luồng hướng nghiệp

Năm học 2021 -2022, chất lượng giáo dục đại trà của tỉnh Hải Dương luôn được giữ vững ở mức độ cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn có những bước tiến vượt bậc. Sau 2 năm dừng thi chọn học sinh giỏi ở một số khối lớp, năm học này, ngành đã tổ chức thi chọn học sinh giỏi ở đủ các khối lớp 9, 10, 12 THPT, GDTX. Các kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, tạo được dư luận tốt trong nhân dân.

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021- 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Sở GD&ĐT Hải Dương tổ chức, ông Nguyễn Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ghi nhận và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành GD&ĐT đạt được.

Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Hải Dương.

Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Hải Dương.

Năm học 2022 - 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị ngành Giáo dục tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm học mới. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy học” triển khai thực hiện tốt việc dạy và học theo chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa mới.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Giáo dục Hải Dương xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành giáo dục nói chung, công tác dạy và học, công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường nói riêng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.