Dạy Lịch sử thời công nghệ 4.0

GD&TĐ - Lịch sử thường được xem là môn học khô khan và khó hiểu, làm thế nào để các em học sinh học lịch sử một cách dễ hiểu, dễ nhớ và yêu lịch sử dân tộc vẫn là nỗi trăn trở lớn của những người làm giáo dục.

Dạy Lịch sử thời công nghệ 4.0

Nhằm làm sinh động và đa dạng trong việc truyền tải các nội dung kiến thức của bài học đến các em học sinh, nhiều trường học đã sử dụng phần mềm "Giáo án điện tử môn Lịch sử Smartschool", bước đầu đã tạo nên sự chuyển biến trong việc đổi mới phương pháp dạy học đón đầu chương trình GDPT mới.

Bước đột phá trong dạy và học môn lịch sử

Cô giáo Trần Thị Thu, giáo viên Trường THCS Cầu Giấy cho biết: “Tôi luôn trăn trở với việc làm sao để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử vốn khô khan và khó hiểu. Sau thời gian tìm hiểu, tôi thử nghiệm với phần mềm soạn bài lịch sử trên ứng dụng giáo án điện tử Smartchool. Bản thân tôi và các giáo viên đều nhận thấy rằng phần mềm đã khắc phục được những hạn chế, tồn tại của việc dạy và học lịch sử lâu nay, thoát ly hoàn toàn khỏi cách dạy và học truyền thống là đọc - chép, qua đó góp phần đổi mới phương pháp day - học môn Lịch sử.

Với kho tư liệu lịch sử (hình ảnh, video, bản đồ, lược đồ…) được sắp xếp theo hai hướng tư liệu mở rộng theo bài học và tư liệu theo các thời kì lịch sử, đây vừa là tài liệu hướng dẫn, vừa là tư liệu tham khảo cần thiết và bổ ích, giúp bài giảng của giáo viên phong phú hơn, sinh động hơn, học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn, chân thực hơn, khoa học hơn. Đặc biệt, với kho tư liệu này, học sinh ngoài kiến thức lịch sử có thể tích hợp được các kiến thức khác như địa lý, văn hóa…

Em Diệu Chi, học sinh Trường THCS Cầu Giấy cho biết, tiết học Lịch sử bằng ứng dụng công nghệ khá thú vị, chúng em vừa được làm việc nhóm, vừa được xem phim lịch sử. Video lịch sử là phim hoạt hình nên tiết học hấp dẫn và thú vị. Mặc dù là học lịch sử nhưng bản đồ lại có cả kiến thức Địa lý nên các em được học tích hợp cả hai môn. Những giờ học như thế này khiến cho chúng em thấy yêu lịch sử đất nước mình hơn.

Nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt của cả người dạy và người học

Cô Thu cho biết, bình thường học sinh học lịch sử thường phải tưởng tượng, với giáo án điện tử, học sinh có thể tiếp cận với lịch sử gần hơn, dễ hơn, từ đó học sinh cảm thấy yêu lịch sử hơn.

Hiện nay, các giáo viên đang rất khó khăn khi tạo ra những lược đồ động mô tả các phần diễn biến, chính vì vậy với những lược đồ được đồ họa sinh động mà phần mềm hỗ trợ, giáo viên rất dễ dàng trong việc giảng dạy và học sinh cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức của bài học.

Thay vì dạy diễn biến những trận đánh chống giặc ngoại xâm hào hùng trong lịch sử của cha ông một cách khô khan, khó hiểu, thì giờ đây diễn biến những trận đánh đó được thể hiện thông qua những lược đồ được đồ họa với nhiều hiệu ứng sinh động. Các câu hỏi phát triển năng lực cũng được các cô giáo đưa ra nhằm khích thích tò mò, khơi dậy hứng thú cho học sinh bên cạnh các hoạt động nhóm sôi nổi. Nội dung bài học được đúc kết hết sức đơn giản bằng các sơ đồ kiến thức, giúp các học sinh học lịch sử một cách dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ.

Nhiều giáo viên khi thực hiện ứng dụng CNTT trong soạn giáo án điện tử cho rằng, bài giảng bằng giáo án điện tử được minh họa bằng nhiều hình ảnh, âm thanh, video, lược đồ trực quan, sinh động bổ trợ kiến thức cho học sinh, từ đó tạo hứng thú khám phá tri thức cho học sinh. Giảng dạy bằng giáo án điện tử còn huy động hiệu quả vai trò tích cực của cả thầy và trò trong việc tìm kiếm, xây dựng kiến thức bài học, tạo không khí sôi nổi cho mỗi giờ lên lớp.

Cô giáo Nguyễn Mỹ, Gv Lịch sử Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội) cho biết, trước đây, việc soạn giáo án ứng dụng CNTT với đầy đủ học liệu đa phương tiện (video, hình ảnh, lược đồ, tư liệu…) thường mất rất nhiều thời gianthì nay chỉ mất 20-30 phút. Thậm chí giáo viên nào không cầu toàn, có thể để nguyên giáo án đã soạn sẵn.

Qua những bài đã giảng, tôi thấy hệ thống tư liệu lịch sử được biên soạn, sắp xếp chi tiết và khoa học. Do đó, việc soạn giáo án cũng rút ngắn thời gian”.

“Trong khi học sinh đang quay lưng với môn Lịch sử, phần mềm này rất hiệu quả bởi ngoài sách vở, các tư liệu đưa vào giảng dạy như một cuốn phim khiến học sinh hứng thú, không nặng về đọc chép, thông qua đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hào hứng và chủ động”, cô Mỹ chia sẻ.

Đổi mới dạy – học theo hướng phát triển năng lực

PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ (Chủ tịch Hội giáo dục Lịch sử, thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng thẩm định Khoa học “Giáo án điện tử môn Lịch sử” cho biết, bộ tư liệu bước đầu ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra những tiện ích cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông. Hệ thống giáo án mở giúp giáo viên có thể chủ động chỉnh sửa dựa trên những yêu cầu cơ bản phù hợp với khả năng của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất của các giáo viên ở các vùng miền.

Đây là hệ thống tư liệu lịch sử đầy đủ nhất hiện nay, có tính hệ thống và được sắp xếp khoa họctheo từng bài học, lớp học, cấp học, phong phú và đa dạng bao gồm: tranh ảnh lịch sử, video lịch sử theo bài học, lược đồ, bản đồ lịch sử, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh khai thác và sử dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của từng đối tượng học sinh.

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cũng cho rằng, dạy học lịch sử theo hướng tiếp cận công nghệ thông tin như vậy, học sinh sẽ yêu mến môn lịch sử, đồng thời phương pháp giảng dạy lịch sử này cũng phát huy rất tích cực tư duy của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học.

- Phần mềm "Giáo án điện tử môn Lịch sử Smartschool" được phát triển theo công nghệ điện toán đám mây, chạy online trên nền tảng web, cho phép người dùng sử dụng mọi lúc, mọi nơi qua Internet hoặc trình chiếu để giảng dạy khi không có kết nối internet.

- Phần mềm được tích hợp đồng thời nhiều tính năng và nội dung bao gồm: Phần mềm soạn giáo án, Hệ thống giáo án điện tử môn Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12, Thư viện số về lịch sử (tư liệu, video, hình ảnh, bản đồ, lược đồ…). Giáo viên có thể sử dụng trực tiếp các giáo án được biên soạn sẵn để giảng dạy hoặc chỉnh sửa, tạo ra giáo án của riêng mình với sự hỗ trợ từ Thư viện số về lịch sử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

Quang Hải hào hứng trước trận bán kết AFF Cup với Singapore.

Quang Hải nói gì về Xuân Son?

GD&TĐ - Quang Hải đánh giá Xuân Son là mẫu cầu thủ có thể kết nối về lối chơi, có thể khiến đồng đội của mình thoải mái hơn.