Dạy - học đáp ứng xu thế hội nhập

GD&TĐ - Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. 

Dạy - học đáp ứng xu thế hội nhập

Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập theo xu thế chung của thời đại, việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, cũng như vấn đề áp dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở GD&ĐT, đang được các địa phương quan tâm và triển khai tích cực.

Dạy và học ngoại ngữ được đầu tư xứng tầm

Là một trong những địa phương luôn đi đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, ngành GD-ĐT Thủ đô đã triển khai và thực hiện thành công Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tại các cơ sở giáo dục toàn thành phố. Đặc biệt việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã được các trường phổ thông vận dụng linh hoạt sáng tạo.

Ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ: Tại thành phố Hà Nội, giáo viên các cấp học đã chuyển từ việc dạy ngữ pháp thuần túy sang dạy tăng cường khả năng giao tiếp, phát huy tính tích cực của học sinh. Vì vậy trình độ ngoại ngữ của các em được cải thiện đáng kể, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp.

Giáo viên các cấp học đạt 80% các giờ dạy nghe, nói, đọc, viết hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học sinh được tham gia vào nhiều sân chơi tiếng Anh bổ ích. Điều này đã giúp HS học tốt cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Đa số GV tiếng Anh đều tích cực trau dồi kiến thức; 80% đã đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo khung chuẩn châu Âu.

Tại tỉnh Hòa Bình, việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo cũng được ngành GD-ĐT đặc biệt quan tâm. Sở GD-ĐT cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố cụ thể hóa nội dung kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học trong toàn tỉnh theo hàng năm và từng giai đoạn.

Tỉnh tiếp cũng tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả triển khai Đề án ”Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. Xây dựng kế hoạch khảo sát, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các cấp học tại Trung ương, địa phương và ở nước ngoài; xây dựng kế hoạch dạy và học chương trình tiếng Anh mới ở các trường tiểu học, THCS, THPT; Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường.

Tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 hằng năm, tỉnh Hòa Bình là một trong những tỉnh có học sinh đạt kết quả cao đối với các môn Ngoại ngữ, trong đó có môn Tiếng Anh.

Ứng dụng CNTT được đẩy mạnh trong các nhà trường

Hà Nội cũng là một trong những tỉnh, thành phố đi đầu trong việc áp dụng CNTT tại các nhà trường. Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng, cho biết: Nhiều năm trở lại đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã áp dụng ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học và đã có nhiều đổi mới.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai thực hiện việc tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 từ năm học 2016 - 2017 trên toàn thành phố, đánh dấu sự quyết tâm trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong đổi mới quản lý, điều hành và cải cách thủ tục hành chính, góp phần tăng cường tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Thủ đô.

Cũng từ năm học 2016 – 2017, Sở áp dụng quy chế quản lý và sử dụng sổ điểm điện tử ở tất cả các trường THCS, THPT và Trung tâm GDTX trên toàn thành phố.

Với khoảng 1 triệu học sinh phổ thông, Hà Nội đang tiến tới việc quản lý điểm, học bạ điện tử, kết nối với Cổng thông tin của thành phố và có thể cung cấp tài khoản cho phụ huynh truy cập bất cứ lúc nào để có thể theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của con em mình ngay từ năm học này.

Đặc biệt kho học liệu điện tử, bài giảng e- Learning trên cổng thông tin điện tử của ngành sẽ đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học. Sở GD&ĐT cũng tăng cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý qua trang mạng “Trường học kết nối”, “Trường học điện tử”.

Mặc dù là tỉnh còn nhiều khó khăn, song lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cũng cho biết: Trong năm học mới 2017 - 2018, ngành sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Tăng cường công tác và các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin và xã hội hóa; Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng E-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học.

Song song với đó, tỉnh sẽ triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học, trường học thông minh; tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Ngành cũng áp dụng mạnh mẽ phương pháp học trực tuyến, kết hợp giữa phương pháp học truyền thống với học trực tuyến để tạo thuận lợi cho nhiều người học tập, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Với bộ môn Tiếng Anh, học sinh đã chủ động hơn trong giờ học, tham gia tốt trong các nhóm thảo luận, phát triển các kỹ năng hướng đến sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp không còn ngại ngùng khi tham gia các buổi thảo luận cần sử dụng bằng tiếng Anh như trước. Các môn Toán – Khoa học bước đầu được dạy bằng tiếng Anh. Trước tiên là trong các trường chuyên, trường chất lượng cao, lớp chuyên sâu, tiếp theo là phong trào học trong các nhà trường, tiếp cận với bộ sách song ngữ tiếng Anh. Tất cả các công việc trên góp phần phát triển cách giảng dạy theo định hướng nâng cao năng lực cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.