Mặc dù khó có thể làm cho con trẻ loại bỏ cảm xúc tiêu cực ngay lập tức, nhưng có một số cách để giúp trẻ phát triển thái độ tích cực lâu dài. Mẹo sau sẽ giúp các bậc cha mẹ một số gợi ý trong việc xây dựng thái độ tích cực cho con em mình.
Nêu gương tốt
Một trong những điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để dạy con về thái độ tích cực là nêu gương tốt. Con cái nhìn vào cách cha mẹ ứng xử trong mọi việc. Chúng quan sát lời nói và hành động của cha mẹ, đặc biệt là cách cha mẹ phản ứng trong những trường hợp phản ứng.
Chúng quan sát cách bạn ứng xử với căng thẳng, tình huống thử thách và những khó khăn. Vì thế, bạn hãy thể hiện một thái độ tích cực để con bạn nhìn đó mà học theo.
Khuyến khích con giúp đỡ người khác
Ngay cả khi còn nhỏ, bạn có thể dạy con mình cách thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác. Điều này có thể được thực hiện bằng một số cách dễ dàng. Ví dụ, yêu cầu chúng có thể giúp đỡ những công việc đơn giản ở nhà. Hoặc dạy con cách giúp đỡ một người lớn tuổi hoặc có thể giúp đỡ một người bạn đang gặp khó khăn. Một cách tuyệt vời khác mà trẻ nhỏ có thể giúp đỡ mọi người thông qua các hoạt động từ thiện.
Biến lời chê bai tiêu cực thành lời khuyến khích tích cực
Học cách nhìn mọi thứ dưới ánh sáng tích cực là điều mà cha mẹ có thể dạy con mình trong những năm đầu đời. Trong những lúc con bạn nghĩ về một điều gì đó có thể là rất tệ, hãy xoay chuyển tình thế. Ví dụ, con được điểm kém môn vẽ, thay vì chê bai, hãy nói rằng “lần sau con sẽ vẽ đẹp hơn thế”.
Thay vì để con tập trung vào điều tiêu cực, hãy động viên bằng cách nói với con rằng con luôn có thể làm tốt hơn. Hãy để con cảm thấy rằng cuối đường hầm luôn có ánh sáng.
Tạo bầu không khí tích cực
Sự tích cực và một thái độ vui vẻ phải bắt đầu ngay ở nhà. Nếu bạn muốn con bạn lớn lên với một thái độ lạc quan, thì ngôi nhà của bạn phải toát lên một nguồn năng lượng tích cực.
Tất cả những gì cần làm là đảm bảo dành thời gian chất lượng cho gia đình, đặc biệt là con bạn. Hãy biến ngôi nhà của thành một nơi mà con bạn cảm thấy an toàn. Thực hiện các hoạt động vui vẻ cùng nhau và dành thời gian thích hợp cho các thành viên.
Chọn từ ngữ thích hợp
Bắt một đứa trẻ liên tục nghe từ “không” thì có vẻ sẽ không tác dụng nhiều với con trẻ. Tốt hơn hết là bạn nên tránh từ đó càng nhiều càng tốt. Thay vì trực tiếp nói “không”, hãy đưa ra một giải pháp thay thế. Ví dụ, thay vì nói “Không được chạy xung quanh”, bạn có thể nói “con hãy đi chậm lại”. Luôn có một cách nhẹ nhàng hơn để truyền tải thông điệp mà bạn muốn nói vơi con ngoài việc chỉ nói áp đặt.
Xây dựng lòng tự tin cho con
Giúp con bạn nhận ra điều gì khiến chúng trở nên độc đáo và đặc biệt. Giúp con đánh giá cao bản thân bằng cách tập trung vào điểm mạnh của con. Ngoài ra, hãy giúp con khắc phục những điểm yếu của chúng và để con hiểu rằng mỗi người là một bản thể khác nhau.
Dừng phàn nàn
Phàn nàn nhiều không phải là tấm gương tốt để trẻ nhỏ noi theo. Sẽ luôn có những lúc khiến bạn lo lắng nhưng hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình nhiều nhất có thể. Đừng để con nghe thấy những lời chê bai của bạn và thay vào đó, hãy học cách tìm kiếm giải pháp.
Hướng dẫn con cách xử lý các tình huống tiêu cực
Sẽ có những điều tồi tệ xảy ra cho dù chúng ta có cố gắng tránh bao nhiêu đi chăng nữa. Khi con bạn chia sẻ những trải nghiệm tiêu cực, hãy nói với chúng rằng cảm giác tồi tệ là điều hoàn toàn bình thường. Hãy để con dành thời gian để chiêm nghiệm sự kiện này và để thời gian giúp con dần hiểu. Khi chúng đang cố gắng đối phó với cảm xúc của mình, hãy để con một khoảng thời gian độc lập trước khi cho con những lời động viên nhẹ nhàng. Đừng bao giờ nói với con rằng “con phải quên điều ấy đi”.