Đầu tư xứng tầm

GD&TĐ - Tăng cường đầu tư cho website là nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho các ban giám hiệu...
Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

Website trường học là trang thông tin điện tử nội bộ của nhà trường, cung cấp nội dung về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề… phục vụ cho hoạt động của chính nhà trường.

Từ năm 2012, với Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử trong ngành Giáo dục, Bộ GD&ĐT đã có quy định khá chi tiết về việc xây dựng cổng thông tin điện tử các trường học.

Hơn 10 năm thực hiện chỉ đạo của Bộ, đến nay, trường học nào cũng có một “ngôi nhà” trên mạng để kịp thời cập nhật thông tin về các vấn đề giáo dục; xây dựng cầu nối thân thiện giữa nhà trường và giáo viên, học sinh, cũng như quảng bá hình ảnh đến với cộng đồng giáo dục và xã hội.

Nhiều trường học không chỉ đầu tư về giao diện mà còn chăm chút nội dung. Bên cạnh cập nhật kịp thời các thông báo, văn bản, chính sách, website nhiều trường còn có bài viết/clip về những tấm gương sáng, kịp thời khen ngợi việc tốt, hành vi đẹp của thầy và trò, lan tỏa yêu thương và sự tử tế; cung cấp nguồn tài nguyên đã qua thẩm định, giúp học sinh, giáo viên dễ dàng tra cứu, tham khảo. Đặc biệt ở khối đại học và trường phổ thông ngoài công lập, website còn là công cụ truyền thông - marketing hữu hiệu góp phần thu hút tuyển sinh.

Bên cạnh những website chất lượng, dù có hơn 10 năm “xây nhà” trên mạng nhưng đến nay vẫn còn không ít trang thông tin chưa được tổ chức nghiêm túc, giao diện sơ sài, nội dung thậm chí chỉ dừng lại ở thời điểm trang thông tin mới vừa được tạo. Đáng chú ý, có website trường học còn để lọt cả thông tin xuyên tạc, sai sự thật như chuyện từng xảy ra ở một trường tiểu học thuộc huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc).

Do không quan tâm đầu tư nên mức độ bảo mật của nhiều website trường học cũng lỏng lẻo. Công ty Công nghệ an ninh mạng NCS mới đây cho biết, có gần 170 trang có tên miền edu.vn bị tấn công, cài nội dung liên quan đến cá độ, cờ bạc, trong đó có nhiều đơn vị giáo dục. Nguyên nhân chủ yếu do mã nguồn website bị hack, mã nguồn cũ nên tồn tại lỗ hổng, quản trị viên không thường xuyên kiểm tra…

Chất lượng website chưa tốt không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh nhà trường mà còn khiến cho học sinh, phụ huynh và giáo viên gặp khó khăn mỗi khi muốn tìm kiếm thông tin, gây trở ngại cho công tác hoạt động và duy trì quan hệ giữa nhà trường và học sinh, nhà trường và phụ huynh, xã hội.

Để xảy ra tình trạng website trường học có cũng như không, nguyên nhân trước hết là do lãnh đạo đơn vị chưa nhận thức rõ vai trò của cổng thông tin điện tử, thiếu quan tâm, sát sao trong quản lý. Kế đó là năng lực của cán bộ được giao quản trị website còn hạn chế.

Ở đa số trường, vị trí admin do thầy cô giáo có chút am hiểu về công nghệ hay biết viết lách đảm nhiệm, còn thiếu sự am hiểu về truyền thông. Bên cạnh đó, nhiều trường thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư cho trang web cả về hạ tầng kỹ thuật lẫn tổ chức nội dung. Dùng website miễn phí, bài viết không công, quản trị không thù lao… thì khó nói đến chất lượng, hiệu quả.

Là bộ mặt thứ hai trên thế giới mạng, website chất lượng, có sức thu hút sẽ trở thành công cụ hiệu quả hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục, xây dựng thương hiệu. Vì thế, tăng cường đầu tư cho website là nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho các ban giám hiệu.

Bên cạnh lựa chọn nhân sự kỹ càng, tập huấn quản trị viên chu đáo, để duy trì, quản lý trang thông tin hiệu quả, rất cần chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác quản lý, vận hành, tổ chức tin bài.

Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.