Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục

GD&TĐ - Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục huyện Đăk Hà xin chủ trương xây dựng, sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh và công trình nước sạch.

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng sát khuẩn trước khi vào lớp
Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng sát khuẩn trước khi vào lớp

Linh hoạt dạy học chương trình mới

Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Đăk Hà, Kon Tum) có 650 em, trong đó lớp 1 là hơn 140 học sinh. Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các em rất háo hức khi được đến trường học trực tiếp.

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, 2 tuần đầu tiên nhà trường bố trí, sắp xếp cho học sinh lớp 1 được làm quen, nâng cao vốn tiếng Việt để tự tin, mạnh dạn hơn khi bước vào học chính thức.

Theo cô Hằng, mặc dù năm học này dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên nhà trường không chủ quan mà vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn về phòng, chống dịch cho giáo viên và học sinh.

“Trước khi vào lớp, học sinh được đo thân nhiệt và sát khuẩn kỹ lưỡng. Trong quá trình ngồi học các em vẫn sẽ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Tuy nhiên, năm nay nhà trường cố gắng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nhưng vẫn đảm bảo an toàn để trò vừa học, vừa chơi”, cô Hằng nói.

Tương tự, những tuần đầu tiên, Trường Tiếu học – THCS Đăk Ui (huyện Đăk Hà) tổ chức cho học sinh lớp 1 ôn tập tiếng Việt.

Theo thầy Phạm Văn Tung, Hiệu trưởng nhà trường, năm học này toàn trường có khoảng 1.500 học sinh, đa số là người dân tộc thiểu số. Với 180 học sinh lớp 1, trong tuần làm quen đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ nhưng đến nay đã quen và dần vào guồng học tập.

Năm học 2022-2023, thực hiện Chương trình, SGK mới đối với lớp 3 và lớp 7, do đó, các điểm trường thôn đã được trang bị tivi, thiết bị nhằm đảm bảo việc dạy học, đặc biệt với môn tiếng Anh.

Còn với môn Tin học, nhà trường đang chọn phương án phù hợp nhất để đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập. Ngoài ra, nhà trường cũng mong muốn giảm bớt chênh lệch giữa điểm trường thôn và điểm chính, trường vùng khó khăn với trường khu vực thuận lợi.

“Đơn vị không thể đưa máy tính, thiết bị vào các điểm trường thôn bởi không đủ kinh phí và cơ sở vật chất để bảo quản. Bên cạnh đó, điểm trường cũng không đủ phòng học để bố trí các thiết bị, máy móc phục vụ dạy môn Tin học. Chính vì vâỵ, đối với các tiết lý thuyết học sinh sẽ học tập tại điểm thôn. Ngoài ra, nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp những tiết thực hành để học sinh ra trường chính học tập, đảm bảo lượng kiến thức theo yêu cầu”, thầy Tung nói.

Đầu tư cơ sở vật chất

Học sinh Trường Tiếu học – THCS Đăk Ui còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Học sinh Trường Tiếu học – THCS Đăk Ui còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Năm học 2022-2023 toàn ngành Giáo dục huyện Đăk Hà có 41 đơn vị trường học với 726 lớp và hơn 22.000 học sinh.

Theo đại diện Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà, toàn huyện có 1.261 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, bước vào năm học mới, cấp mầm non đang thiếu 54 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 113 người để đảm bảo tỷ lệ giáo viên dạy 2 buổi/ngày. Còn cấp THCS thừa giáo viên môn Địa lý, Sinh học, Ngữ văn và thiếu thầy, cô dạy Giáo dục công dân, Hoá học, Lịch sử, Công nghệ, Tin học.

Với hai môn học bắt buộc ở lớp 3, hiện toàn huyện có 20 giáo viên tiếng Anh và 10 giáo viên Tin học. Do đó, đơn vị sẽ chỉ đạo các trường bố trí giáo viên dạy 2 môn học này đảm bảo theo đúng quy định đối với lớp 3, sau đó mới đến lớp 4 và 5. Riêng môn Tin học, phòng sẽ bố trí giáo viên dạy liên trường.

Ngoài ra, đơn vị tham mưu UBND huyện xin chủ trương tiến hành sửa chữa các phòng học với số tiền 4,3 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi sự nghiệp giáo dục. Cùng với đó, kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết thị phục vụ công tác dạy học là hơn 6,1 tỷ đồng cho năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.

“Để đảm bảo tất cả học sinh đủ SGK khi đến trường, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động phụ huynh mua sách, dụng cụ học tập. Bên cạnh đó, kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ. Tính đến nay, 100% học sinh đã đủ SGK khi đến trường”, bà Y Sương – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà nói.

Nhằm đảm bảo công tác vệ sinh trong trường học, Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà mong muốn các cấp quan tâm, đầu tư kinh phí để xây mới, sửa chữa công trình vệ sinh, nước sạch tại các điểm trường. Theo đó, sẽ xây mới 32 nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 22 điểm lẻ chưa có nhà vệ sinh và 10 trường trung tâm quá tải. Đồng thời, đầu tư 54 nguồn nước cho các điểm trường chưa có nước sạch. Ngoài ra, sửa chữa 39 nhà vệ sinh và 8 nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.