Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục từ ngân sách địa phương

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm, ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ tỉnh Cà Mau xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Chương trình, sách giáo khoa mới; bảo đảm 1 phòng/1 lớp, đầu tư thêm phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn (nhất là phòng học ngoại ngữ và phòng tin học cho tiểu học).

Vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Để thực hiện đổi mới căn  bản, toàn diện về GD-ĐT, Quốc hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ các địa phương khó khăn trong việc kiên cố hóa trường lớp học, ưu tiên xây dựng các phòng phục vụ học tập tại vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số. Để thực hiện chính sách này, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tại các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, dân tộc thiểu số và khó khăn giai đoạn 2016 - 2020; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông.

Ngày 7/4/2017, Bộ GD&ĐT có Công văn số 1428/BGDĐT-CSVCTBTH đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung về ưu tiên ngân sách địa phương, tăng cường huy động nguồn lực xã hội. Cụ thể: Dành ngân sách Nhà nước thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020), chương trình mục tiêu của ngành Giáo dục (Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020, Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020) và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt. 

Đồng thời, khuyến khích, huy động các nguồn lực, nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng...) để góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục xây dựng chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhất là vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành có liên quan báo cáo Chính phủ trong việc quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và phân bổ, bố trí kinh phí cho các địa phương đặc biệt khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.