Đâu là hệ thống phòng thủ tương lai?

GD&TĐ -Giám đốc Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) Moshe Patel vừa nói về hệ thống phòng thủ tương lai, trong đó đầu đạn không còn là yếu tố chính.

Israel thử nghiệm hệ thống phòng thủ laser Iron Beam.
Israel thử nghiệm hệ thống phòng thủ laser Iron Beam.

Nhận định được vị giám đốc của IMDO đưa ra hôm 30/5 khi nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa trong thời gian tới, đó là hệ thống laser và các chùm tia khác chứ không phải ở đầu đạn đánh chặn vật lý.

"Tương lai sẽ dựa trên năng lượng định hướng. Năng lượng định hướng là điều chúng ta cần đầu tư vào bởi khả năng đặc biệt chúng mang lại", Patel nói trong một cuộc họp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Giám đốc Moshe Patel giải thích rằng, hệ thống phòng thủ laser trái ngược với các hệ thống phòng thủ hiện tại được cung cấp bằng động lực tồn tại nhiều hạn chế và tốn kém hơn nhiều.

"Đó là vấn đề của tương lai, còn hiện tại dù một số quốc gia đã đạt được một số thành tựu về công nghệ phòng thủ bằng laser nhưng chúng chưa đủ mạnh để thay thế lá chắn phòng thủ bằng đầu đạn hiện nay", ông Moshe Patel cho biết thêm.

Hiện nay, ngoài Israel còn có Nga, Mỹ và một số quốc gia khác đều triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp đáng gờm, phức tạp và đắt tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là các hệ thống đó không thể bị đánh lừa.

Trong hầu hết các trường hợp, không phải tên lửa công nghệ cao là mối đe dọa lớn nhất đối với các hệ thống phòng thủ nhiều lớp, mà chính là các cuộc tấn công bão hòa chi phí thấp, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng UAV.

Với vũ khí siêu thanh, mặc dù hiện tại chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể chống lại chúng, nhưng không phải không có khả năng.

Hệ thống đánh chặn tầm trung hiện tại không thể chống lại các phương tiện lướt siêu thanh, vì chúng bay ở độ cao thấp hơn so với tên lửa đạn đạo truyền thống. Các radar trên mặt đất và không gian hiện có cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi các phương tiện lượn có khả năng cơ động ở độ cao thấp hơn.

Nhưng vì vũ khí siêu thanh có tốc độ chậm hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong giai đoạn cuối của chúng, có nghĩa là có thể đánh chặn chúng trong giai đoạn bay ban đầu. Do đó, các khái niệm phòng thủ tên lửa trong tương lai có thể nhấn mạnh vào phòng thủ giai đoạn cuối, khu vực phòng thủ hẹp thay vì phạm vi toàn cầu hoặc phạm vi rộng.

Hệ thống phòng thủ dựa vào đầu đạn đánh sẽ không trở nên lỗi thời trong một sớm một chiều, nhưng chúng có thể được bổ sung với nhiều vũ khí phòng thủ năng lượng định hướng như tia laser có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái và vũ khí siêu thanh trong giai đoạn bay cuối của chúng.

Mỹ, Israel, Nga đều đã phát triển các nguyên mẫu vũ khí laser có thể thực hiện các vai trò như vậy. Tuy nhiên, vũ khí laser cũng đặt ra những thách thức kỹ thuật riêng, chẳng hạn như tiêu thụ điện năng lớn, chi phí ban đầu cao.

Trong khi tên lửa tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức khi va chạm, tia laser phải được tập trung vào mục tiêu trong vài giây để tiêu diệt mục tiêu, điều này có thể không thích hợp với các mục tiêu di chuyển với tốc độ siêu vượt âm.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ, sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng việc thu nhỏ hơn nữa các thành phần quan trọng đang làm cho ý tưởng phòng thủ tên lửa dựa trên vũ khí laser có chi phí thấp, số lượng nhiều và phân tán trở thành một thực tế mới.

Theo dự đoán của IMDO, vũ khí năng lượng định hướng trong không gian sẽ là biện pháp phòng thủ tốt nhất chống lại tên lửa đạn đạo trong cả giai đoạn tăng cường và giai đoạn giữa đường bay.

Điều này không khiến cho các hệ thống phòng thủ tên lửa ở giai đoạn cuối và phòng thủ chống vũ khí siêu thanh trở nên lỗi thời nhưng nó có khả năng vô hiệu hóa một phần đáng kể trong số 10.000 tên lửa ICBM hiện có trên thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.