Đặt mục tiêu xuất khẩu 600 tấn hạt tam giác mạch Hà Giang sang Nhật Bản

GD&TĐ - Với nhiều yếu tố thuận lợi, tiềm năng xuất khẩu hạt tam giác mạch từ Hà Giang sang Nhật Bản là vô cùng lớn.

Cây tam giác mạch được trồng và thu hoạch tại Hà Giang.
Cây tam giác mạch được trồng và thu hoạch tại Hà Giang.

Hiệp hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam (JVGA) vừa tổ chức họp báo thông báo kế hoạch mở rộng diện tích trồng cây tam giác mạch tại các địa phương của tỉnh Hà Giang và mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ 300 đến 600 tấn hạt tam mạch trong năm 2023.

Chủ tịch JVGA - Matsuo Tomoyuki cho biết: Nhu cầu nhập khẩu hạt tam giác mạch thô làm mì Soba của Nhật Bản là rất lớn. Qua khảo sát, chất lượng hạt giác mạch trồng tại Hà Giang là cao hơn nhiều so với các nơi khác. Vì vậy trong thời gian vừa qua, Hiệp hội đã và đang triển khai trồng tam giác mạch trên diện tích khoảng 100ha với tổng sản lượng 50 tấn; trồng rải rác trên các huyện tại Hà Giang như Mèo Vạc, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì.

Kế hoạch trong năm sắp tới, Hiệp hội sẽ triển khai trồng nhiều diện tích hơn nữa trải dài khắp các huyện của tỉnh Hà Giang. Chuyến hàng xuất khẩu gần đây nhất là 5 tấn hạt tam giác mạch. Dự kiến trong năm sau Hiệp hội sẽ xuất khẩu từ 300 đến 600 tấn hạt tam giác mạch Hà Giang sang Nhật Bản.

Các đại biểu tham gia buổi họp báo.

Các đại biểu tham gia buổi họp báo.

“Chúng tôi đang có hợp đồng với hai đối tác, một ở gangi (với chuỗi 3 cửa hàng Soba ở Tokyo) và còn lại là chuỗi Soba lớn nhất (có đến 200 cửa hàng). Hiện tại các công ty đang hướng tới bán nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột làm mì Soba và tiếp cận các nhà hàng kinh doanh Soba để tạo thói quen sử dụng nguồn nguyên liệu làm mì Soba từ Việt Nam thay cho nguồn nguyên liệu truyền thống ở Nhật Bản được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Mỹ hoặc Nga”, ông Matsuo Tomoyuki khẳng định.

Tại buổi họp báo, các đại biểu và ông Matsuo Tomoyuki đã cùng nhau trao đổi về Dự án 110 sản phẩm (110VJ.LOVE/ 110VJ.LOVE Project) của JVGA tại Việt Nam. Cụ thể, Dự án 110 sản phẩm bao gồm 63 sản phẩm từ 63 tỉnh thành Việt Nam, 47 sản phẩm từ 47 tỉnh thành Nhật Bản, tổng cộng 110 tỉnh thành Việt Nam và Nhật Bản, mỗi sản phẩm là đặc trưng của một tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như ở Nhật Bản.

Thông qua các sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực để hướng tới phát triển du lịch của mỗi tỉnh, JVGA đang phối hợp với công ty du lịch APEX tại Nhật Bản và Việt Nam để tạo ra các tour du lịch nông nghiệp khác nhau đối với mỗi tỉnh khác nhau nhằm thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa của các địa phương.

Hiệp hội mong rằng ngoài việc xúc tiến các giá trị của sản phẩm nông nghiệp trong thương mại, Hiệp hội có thể mang đến nhiều khách du lịch quốc tế biết đến nền văn hóa vùng miền của 63 tỉnh thành Việt Nam và ngược lại. Đây cũng là một hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam vào năm 2023.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.