Đào tạo theo đơn đặt hàng: Phải cân đối được nguồn kinh phí

GD&TĐ - Từ thực tế tại địa phương, ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ, chia sẻ những khó khăn trong triển khai nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên.

Cần cân đối giáo viên theo ngành và địa bàn cụ thể. Ảnh minh họa
Cần cân đối giáo viên theo ngành và địa bàn cụ thể. Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT hỗ trợ tích cực cho địa phương, cơ sở đào tạo

- Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đặt hàng đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn ít địa phương có đơn đặt hàng như kỳ vọng. Theo ông, lý do vì sao?

- Nghị định 116 quy định: UBND cấp tỉnh rà soát tính toán và xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên tại địa phương của từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho năm tuyển sinh gửi Bộ GD&ĐT trước ngày 31/1 hằng năm và công khai trên các phương tiện thông tin, truyền thông. Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo của địa phương và nhu cầu xã hội, điều kiện bảo đảm chất lượng và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên để thực hiện tuyển sinh. Căn cứ chỉ tiêu được Bộ GD&ĐT thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo công khai rộng rãi cho các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo giáo viên và thông báo lên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên.

Căn cứ vào chỉ tiêu được thông báo của các cơ sở đào tạo giáo viên và nhu cầu đào tạo giáo viên của địa phương, cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu có nhu cầu quyết định thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên theo một trong các hình thức sau: Thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc; đặt hàng đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên; đấu thầu lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên cung cấp dịch vụ đào tạo giáo viên.

Việc triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên theo quy định tại Nghị định số 116, ngày 29/4/2021, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT có Văn bản số 1891/BGDĐT-GDĐH ngày 11/5/2021 về việc thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng có những hỗ trợ tích cực cho địa phương và cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Đối với tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh đã giao sở GD&ĐT chủ trì, tham mưu thực hiện. Để thực hiện việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên, trước hết địa phương phải rà soát, tính toán được nhu cầu sử dụng giáo viên trên cơ sở dự báo quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn; rà soát thực trạng đội ngũ (để xác định tỷ lệ giáo viên nghỉ hưu); rà soát thực tế số người đã tốt nghiệp sư phạm… Tiếp đó là phải cân đối được nguồn kinh phí, sau đó mới tính toán đến phương án giao nhiệm vụ, đặt hàng và lựa chọn cơ sở đào tạo.

Thực tế nhiều địa phương chưa thực hiện được việc đặt hàng, giao nhiệm vụ, theo tôi, nguyên nhân cơ bản là:

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho sinh viên thuộc đối tượng đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 116 chưa được cân đối trong dự toán kinh phí năm 2021 bởi dự toán kinh phí được phê duyệt từ đầu năm, nếu triển khai sẽ không bảo đảm được kinh phí hỗ trợ theo quy định.

Ngoài ra, việc tuyển dụng viên chức thực hiện theo quy định tại Nghị định 115, chưa có quy định cụ thể cho việc tuyển dụng đối với đối tượng thụ hưởng chính sách của tỉnh theo quy định tại Nghị định 116. Việc này dẫn đến khó khăn trong rà soát, nắm bắt đối tượng thụ hưởng có làm việc trong ngành Giáo dục hay không, khó khăn trong việc thu hồi, bồi hoàn kinh phí đào tạo.

Ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ.
Ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ.

Tính toán phương án đối với một số ngành trọng điểm

- Địa phương gặp những vướng mắc gì khi triển khai đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 và cần giải pháp nào để tháo gỡ những vướng mắc này?

- Như đã nêu trên, Phú Thọ cũng gặp những khó khăn nhất định về kinh phí hỗ trợ sinh viên sư phạm. Trên cơ sở rà soát, nhu cầu đào tạo năm học 2021 - 2022 (phục vụ cho tuyển dụng, sử dụng năm học 2024 - 2025) là 254 chỉ tiêu. Tuy nhiên, sau khi rà soát, cân đối ngân sách, tỉnh Phú Thọ chỉ bảo đảm được kinh phí hỗ trợ đào tạo cho 80 chỉ tiêu; đồng thời đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho 174 chỉ tiêu.

Để thực hiện những năm tiếp theo bảo đảm kịp thời, đúng tiến độ, đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ đối với những địa phương chưa tự cân đối ngân sách. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, có hướng dẫn cụ thể trong việc tuyển dụng đối với đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của địa phương.

- Tỉnh Phú Thọ năm học 2021 - 2022 không thực hiện phương án đặt hàng mà chỉ thực hiện phương án giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Hùng Vương. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về nội dung này?

- Đối với tỉnh Phú Thọ, qua rà soát trên địa bàn tỉnh số người tốt nghiệp sư phạm chưa có việc làm còn nhiều, trong đó một số tham gia hợp đồng tại cơ sở giáo dục, một số làm các công việc khác tại địa phương. Trên cơ sở tính toán, nhu cầu đào tạo bổ sung không cao, đồng thời số lượng chỉ tiêu tỉnh có thể đảm bảo kinh phí chỉ có 80 (40 giáo dục tiểu học, 40 giáo dục mầm non). Trường ĐH Hùng Vương năm học 2021 - 2022 được giao 254 chỉ tiêu; trong đó số chỉ tiêu giao đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học vượt nhu cầu đặt hàng, giao nhiệm vụ. Do vậy, trước mắt năm học 2021 - 2022 Phú Thọ chỉ thực hiện việc giao nhiệm vụ.

Những năm tiếp theo, căn cứ tình hình thực tiễn sẽ tính toán đến phương án đặt hàng đối với một số ngành trọng điểm tại các cơ sở đào tạo uy tín nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trên địa bàn tỉnh.

- Xin cảm ơn ông!

“Chưa bao giờ thiếu giáo viên căng thẳng như năm học này” - Đó là tâm sự của ông Đoàn Văn Phương với phóng viên Báo GD&TĐ. Ông Phương cho biết: “Tính đến đầu tháng 12/2019, ngành GD huyện còn thiếu 254 biên chế, trong đó số giáo viên (GV) cần bổ sung gấp là 152 người. Đó là tính theo số lớp hiện có của toàn huyện. Còn theo định biên như quy định của Bộ GD&ĐT thì con số biên chế còn thiếu của GD Đắk Glong lên tới gấp đôi - khoảng 500 người”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ