Đào tạo âm nhạc cần hội nhập với xu thế chung

GD&TĐ - Trước những tác động của xã hội hiện đại, việc hội nhập giữa các nền văn hóa là những dòng chảy giao thoa đa sắc màu, trong đó có âm nhạc. 

Đào tạo âm nhạc cần  hội nhập với xu thế chung

Bên cạnh xu thế hội nhập tự nhiên, để nâng cao chất lượng âm nhạc thì công tác đào tạo trong hệ thống âm nhạc chính thống sẽ góp một phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà.

Chất lượng chưa theo kịp thế giới

Có nhạc sĩ sáng tác, thì mới có tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm sẽ là nguồn dinh dưỡng làm phong phú thêm nền âm nhạc của một quốc gia. Do đó việc đào tạo nhạc sĩ sáng tác liên quan mật thiết đến đời sống âm nhạc của đất nước. Nền âm nhạc của một quốc gia mạnh hay yếu phụ thuộc trước hết vào lực lượng sáng tác hiện tại và đội ngũ tương lai kế cận.

Tuy nhiên theo đánh giá của các giảng viên, các nhà nghiên cứu âm nhạc: Một trong những bất cập trong cơ chế, quy trình và phương pháp đào tạo tài năng âm nhạc của nước ta là vẫn duy trì hệ thống đào tạo với thiết chế và cơ chế bao cấp. Điều này đã không còn đáp ứng được yêu cầu đào tạo tài năng trong giai đoạn mới này.

Hiện nay cả nước chỉ còn vài nhạc viện lớn vẫn kiên trì đào tạo tài năng ở một số loại hình nghệ thuật nhất định. Còn lại hầu hết quy mô đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp bị thu hẹp, chỉ còn được duy trì mang tính chất hình thức khiến cho chất lượng nguồn nhân lực suy giảm dần. Không những thế trong phương pháp giảng dạy âm nhạc, phần lớn chúng ta vẫn áp dụng tư duy dạy học theo kinh nghiệm truyền nghề là chính.

Vì vậy, khi đi thi quốc tế, các tài năng âm nhạc của chúng ta có thể không thua kém về phương pháp kỹ thuật, nhưng vấn đề liên quan đến kiến thức âm nhạc, kiến thức xã hội, kiến thức khoa học thì vẫn còn một khoảng cách khá lớn.

Một số giảng viên, nhà nghiên cứu nhận xét, cho rằng, phương thức đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam chưa theo kịp với thời kỳ hội nhập, chương trình đào tạo quá dài, quá nặng vì có tính hàn lâm cao. Bên cạnh đó, căn bệnh thành tích chung của ngành đào tạo giáo dục hiện nay là đề cao bề nổi hơn chiều sâu.

Tích cực hội nhập phương pháp đào tạo mới

Trong Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã nhấn mạnh vai trò của việc “Xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, phát triển các tài năng trẻ”, với các nội dung cụ thể như: Tăng cường dạy và học ngoại ngữ; cơ hội giao lưu giữa học sinh, sinh viên với các nghệ sĩ nước ngoài; bảo đảm công bằng, khách quan để các học viên phát huy khả năng sáng tạo… Điều này đã mở ra những cơ hội mới cho công cuộc đào tạo các tài năng âm nhạc một cách bài bản hơn.

Mới đây hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong xu thế hội nhập và phát triển” tổ chức tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã thu hút nhiều chuyên gia quan tâm tới lĩnh vực này cùng chia sẻ các ý kiến. Theo GS.TS Trần Thu Hà, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam: Trong xu thế hội nhập hiện nay, sự nghiệp đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp đang đứng trước những yêu cầu mới rất phức tạp như: Tăng trưởng về chất lượng; đa dạng về phong cách, thể loại để đáp ứng đòi hỏi của người nghe; có thể cọ xát, ganh đua và sánh vai cùng bạn bè ở mặt bằng nói chung.

GS.TS Trần Thu Hà cũng cho rằng: Muốn hội nhập với nền âm nhạc thế giới, chúng ta phải có sự học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, đầy đủ về tình hình, tốc độ phát triển cũng như những xu thế mới trong đào tạo âm nhạc trên thế giới hiện nay để xây dựng một quy trình đào tạo chặt chẽ, mang tính khoa học.

“Hội nhập đã trở thành một xu thế toàn cầu, của tất cả các quốc gia có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay đã và đang tạo cho Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam những cơ hội để tiếp tục phát triển và khai thông những dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế”.

Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiêm kích F-35B.

Loạt sai sót và lỗi gây tai họa cho F-35

GD&TĐ - Một báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ chương trình F-35 đã gặp nhiều vấn đề, khó khăn về độ tin cậy và kéo dài thời gian khắc phục với lỗi nghiêm trọng.