Vấn đề này đã được nêu ra trong Hội nghị Liên minh Quốc Hội (TUC) do trước đó Hiệp hội các nhà tâm lý học giáo dục (AEP) thúc giục các chính phủ “thừa nhận rằng hình phạt thể chất có thể có tác động tiêu cực lâu dài đến sự phát triển của trẻ.”
Bậc phụ huynh và người chăm sóc hiện vẫn được phép ra tay với trẻ em một cách hợp pháp nếu việc này có thể được mô tả như là một "hình phạt hợp lý", đã nêu trong phần 58 của Đạo luật trẻ em 2004.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã lên tiếng ủng hộ lệnh cấm, rằng việc đánh trẻ chưa bao giờ là một phương pháp hiệu quả để dạy bảo kỷ luật con, trong bất kể hoàn cảnh nào.
Các trường học công lập ở Anh đã bắt đầu ủng hộ lệnh cấm ra tay đánh trẻ em vào năm 1986, nhưng việc này vẫn hợp pháp trong các trường tư cho đến khi bị cấm triệt để vào năm 1998 ở Anh và xứ Wales, năm 2000 ở Scotland và năm 2003 ở Bắc Ireland.
John Drewicz, chủ tịch của AEP, đã lên tiếng về vụ việc này tại Hội nghị TUC diễn ra hàng năm ở Manchester.
Ông phân tích rằng, khi các bậc phụ huynh ra tay sử dụng bạo lực với con trong việc dạy dỗ sẽ gây tác động lớn đến sức khỏe thần kinh của đứa trẻ và kéo dài những ám ảnh gây hại về bạo lực.
Rõ ràng cách đánh một đứa trẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thần kinh và còn tác động lên trẻ những suy nghĩ xấu, về sau chúng sẽ hành xử một cách hung dữ và bạo lực hơn.
Hơn nữa, ông sẽ tham khảo một số quốc gia có lệnh cấm sử dụng bạo lực với trẻ em, bao gồm Thụy Điển, Ireland, Tây Ban Nha, Đức và Bồ Đào Nha.
Đầu năm nay, chính phủ xứ Wales đưa ra đề nghị cấm sử dụng bạo lực lên trẻ em dựa trên kết quả tham khảo ý kiến dân số của cả nước.
Tổ chức từ thiện cho trẻ em “Save the Children” (Hãy cứu vớt trẻ) đã tuyên bố rằng tất cả trẻ em đều có quyền "được bảo vệ khỏi nạn bạo lực, bóc lột, lạm dụng và bỏ bê", và việc đánh trẻ em trong gia đình, dù có là hành động để dạy dỗ con thì cũng bị coi là bạo lực trẻ em.