Đánh giá phù hợp

GD&TĐ - Mới đây, Trường ĐH RMIT Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trường này và Trường ĐH Kinh tế TPHCM về dạy học trực tuyến (DHTT) qua góc nhìn sinh viên.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Nghiên cứu này dựa trên phân tích định tính nhóm sinh viên tại một trường đại học Việt Nam từng chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn trong nửa đầu năm 2020 do dịch Covid-19. Bằng phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu trải nghiệm và quan điểm của sinh viên về học tập trực tuyến, cũng như những hạn chế cần khắc phục trong tương lai.

Một điểm đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù việc giảng dạy đã chuyển sang hình thức trực tuyến nhưng hầu hết các phương thức đánh giá vẫn giữ nguyên như khi học trực tiếp. Theo nhóm nghiên cứu, các trường đại học nên điều chỉnh cách thức đánh giá sinh viên cho phù hợp với nền tảng dạy và học đã thay đổi, cũng như các kỹ năng mới của cả sinh viên và giảng viên.

Đi cùng với chuyển đổi số trong giáo dục là sự gia tăng mô hình DHTT, DHTT kết hợp trực tiếp. Đặc biệt, hai năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh/ sinh viên khó đến trường để học trực tiếp, DHTT được các trường học nước ta triển khai khá phổ biến. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, đến nay việc DHTT được luật hoá bởi các Thông tư 08, 09 của Bộ GD&ĐT, dần đi vào nền nếp ở cơ sở giáo dục.

Tuy vậy, một trong những tồn tại của DHTT là làm sao để có thể đánh giá chính xác kết quả học tập của người học trong lớp khi giáo viên/ giảng viên không thể tương tác, quản lý và kiểm tra trực tiếp. Việc quản lý quá trình kiểm tra và đánh giá học sinh, sinh viên khi DHTT vẫn chưa thực sự tạo được sự tin cậy và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hình thức kiểm tra, đánh giá trong DHTT ở các trường vẫn thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên, trong đó đa phần theo phương pháp truyền thống bao gồm kiểm tra/ thi viết trên giấy, trắc nghiệm, vấn đáp, làm dự án, bài tập nhóm… Trong khi đó, DHTT hoàn toàn có thể mở rộng khả năng đánh giá hơn nữa, bởi nó cung cấp cho giáo viên/ giảng viên nhiều công cụ có thể sử dụng để giúp sinh viên tương tác với tài liệu theo những cách mới.

Thực tế cho thấy, nhiều quy định hay thói quen hiện hành trong phương thức giáo dục truyền thống chỉ áp dụng được trong khuôn khổ ràng buộc chặt chẽ về không gian và thời gian, nếu máy móc áp dụng với mô hình DHTT sẽ khó đạt được thành công, trong đó có cả việc đánh giá kết quả học tập. Đánh giá được xem là yếu tố quyết định để đổi mới phương pháp dạy học và cải thiện chất lượng dạy học. Vì thế, làm sao để kết quả đánh giá DHTT có chất lượng ít nhất là ngang bằng với phương thức dạy học truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng dạy học là mong muốn của các cơ sở giáo dục và giáo viên/ giảng viên và cả sinh viên.

Hiện nay, căn cứ vào các thông tư của ngành về DHTT, cơ sở giáo dục hoàn toàn thuận lợi khi ban hành quy định cụ thể về kiểm tra, đánh giá. Vấn đề quan trọng là mỗi nhà trường phải quan tâm đến những đặc thù của hoạt động DHTT để có cách tiếp cận mới trong đánh giá như tận dụng nguồn tài nguyên trực tuyến, khai thác kinh nghiệm sống và môi trường người học, chú trọng các phương thức đánh giá chống gian lận, tăng cường đánh giá quá trình...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ nhận thức, hiểu biết, vận dụng, áp dụng ở mỗi đơn vị, ở mỗi giáo viên/ giảng viên về vấn đề này là khác nhau. Vì thế, để đánh giá trong DHTT hiệu quả, tạo cơ hội cho người học sáng tạo và trải nghiệm thú vị, rất cần đẩy mạnh hoạt động  nghiên cứu ứng dụng cụ thể, sáng kiến kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực này ứng với từng cấp học, môn học và nhân rộng điển hình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.