Đánh giá công bằng trong giám sát thực hiện chương trình mới

GD&TĐ - Ngày 24/4, Đoàn giám sát về thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với các bộ, ngành.

Đoàn giám sát về thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với các bộ, ngành ngày 24/4.
Đoàn giám sát về thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với các bộ, ngành ngày 24/4.

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - Phó trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát; bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu - Phó trưởng Đoàn giám sát; các thành viên Đoàn giám sát; Đại biểu Quốc hội một số địa phương. Về khách mời có ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Phạm Ngọc Thưởng, Nguyễn Hữu Độ và đại diện lãnh đạo các đơn vị, vụ, cục thuộc Bộ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh: Chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT là chăm lo cho sự phát triển của đất nước.

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh: Chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT là chăm lo cho sự phát triển của đất nước.

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Sự nghiệp GD-ĐT không phải giao hết cho ngành Giáo dục mà có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt. Chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT là chăm lo cho sự phát triển của đất nước.

Bộ GD&ĐT đã và đang tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp tại các địa phương. Qua trao đổi trực tiếp, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên dạy học theo Chương trình GDPT 2018 đều khẳng định những ưu điểm, tính khả thi của Chương trình so với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, khả năng tiếp thu của học sinh. Đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Về hoạt động giám sát, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được quán triệt. Theo đó, giám sát trên tinh thần xây dựng, phát huy mô hình tốt, cách làm hay, gương người tốt việc tốt để lan tỏa; đánh giá công bằng, công tâm, vô tư, khách quan để tiếp tục hoàn thiện thể chế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội mỗi địa phương và cả nước.

Trong thời gian qua, Đoàn giám sát đã chia tổ làm việc với các cơ sở giáo dục thuộc các cấp học phổ thông, các loại hình (công lập, tư thục, trường chuyên biệt, trường có yếu tố nước ngoài, trường thực hành sư phạm…) và làm việc với đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố; đi đến các điểm trường, đơn vị huyện, làm việc một cách hết sức nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện các hoạt động giám sát, Đoàn nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Bộ GD&ĐT cũng như của các bộ, ngành liên quan.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Đoàn giám sát có nhiệm vụ đánh giá về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2014 - 2022; làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương. Từ đó kiến nghị, đề xuất để khắc phục khó khăn, hạn chế, tiếp tục triển khai thực hiện tốt quá trình đổi mới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng cho biết: Đoàn giám sát nhận thấy mục tiêu của Nghị quyết đặt ra rất cao. Trong khi bối cảnh thực hiện đúng vào dịp dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Đây là yếu tố khách quan. Vì vậy, yêu cầu báo cáo Đoàn giám sát phải thể hiện nổi bật những mặt được, yếu tố tích cực, ghi nhận, động viên, đánh giá khách quan, công bằng, thỏa đáng công sức của ngành Giáo dục và trí tuệ, công sức các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời xác định rõ đây là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các cấp các ngành, của toàn dân, ngành Giáo dục là cơ quan chịu trách nhiệm chính.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã báo cáo tóm tắt một số nội dung trao đổi, làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã báo cáo tóm tắt một số nội dung trao đổi, làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội.

Để buổi làm việc đạt hiệu quả thiết thực, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan tập trung báo cáo, đánh giá, làm rõ kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân cũng như trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trung ương và địa phương liên quan đến 9 nhóm vấn đề, cụ thể:

Đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện; đánh giá về Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đánh giá về đổi mới phương pháp giáo dục; đánh giá đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đánh giá về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đánh giá về chuẩn bị các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo chương trình mới; đánh giá về kinh phí thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; xã hội hóa giáo dục.

Tại buổi làm việc, thay mặt Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã báo cáo tóm tắt một số nội dung trao đổi, làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội, làm rõ các nội dung theo yêu cầu của Trưởng Đoàn giám sát.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định: các báo cáo cơ bản được chuẩn bị nghiêm túc, đúng tiến độ, bám sát đề cương.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định: các báo cáo cơ bản được chuẩn bị nghiêm túc, đúng tiến độ, bám sát đề cương.

Báo cáo một số vấn đề cần lưu ý qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết số 51, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: Đến nay, Đoàn Giám sát đã nhận được Báo cáo số 1171/BC-BGDĐT ngày 15/12/2022 của Bộ GD&ĐT về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Báo cáo bổ sung số 1516/BGDĐT ngày 7/4/2022.

Đoàn giám sát nhận thấy các báo cáo cơ bản được chuẩn bị nghiêm túc, đúng tiến độ, bám sát đề cương, phản ánh tương đối toàn diện việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo của Bộ GD&ĐT, báo cáo của một số bộ, ngành, các địa phương và kết quả làm việc tại 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, một số cuộc làm việc kỹ thuật của tổ giúp việc với một số chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị cấp vụ, cục của Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính..., Đoàn giám sát nhận thấy:

Nhìn chung, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 đã được Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành Trung ương, 63 tỉnh, thành phố và toàn ngành Giáo dục nỗ lực triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả. Các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, giải pháp, nhiệm vụ đề ra đã cơ bản được tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề nổi lên cần lưu ý về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý các trường tiểu học, các phòng GD&ĐT và các giáo viên đang dạy lớp 1 tại 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Kết quả khảo sát: Qua một học kỳ, việc triển khai Chương trình được đa số cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy học đánh giá là thuận lợi.

Khảo sát được thực hiện với 11.619 cán bộ quản lý, trong đó số cán bộ quản lý cho rằng việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 rất thuận lợi là 1.000 người, chiếm 8,6%; mức thuận lợi là 9.033 người chiếm 77,7%; thuận lợi một phần là 1.533 người, chiếm 13,2%; mức không thuận lợi chỉ có 53 người chiếm 0,5%.

Quan điểm của đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 cũng hoàn toàn tương đồng. Trong số 43.165 giáo viên dạy lớp 1 được khảo sát có 3.149 giáo viên chiếm 7.3% cho biết việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 rất thuận lợi; 30.443 giáo viên chiếm 70.5% đánh giá việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở mức thuận lợi; 9.232 giáo viên chiếm 21,4% đánh giá là thuận lợi một phần. Số giáo viên đánh giá không thuận lợi có 339 người chiếm 0,8%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.