Đánh giá chính xác thực trạng doanh nghiệp rời khỏi thị trường

GD&TĐ - Nhiều ĐBQH lo ngại về tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất.

Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.
Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Sáng 1/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Nhiều ĐBQH lo ngại về tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng giá cả thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất,...

Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Quốc Hội.

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Quốc Hội.

Phát biểu góp ý về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 tại phiên họp, ĐBQH Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Chính phủ. Quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ĐBQH Lê Thị Thanh Lam cho rằng, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực…

Đánh giá cao trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tham mưu cho Chính phủ có nhiều chính sách và giải pháp trong tái cơ cấu lĩnh vực ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khí hậu, dịch Covid- 19 và những xung đột giữa các nước đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn nhưng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn đạt khá.

Đại biểu cho biết, mặc dù vậy, cử tri và nhân dân vẫn rất lo ngại và luôn trăn trở về tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng giá cả thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao.

Trong khi đó một số loại nông sản, hàng hóa của nông dân sản xuất ra không tiêu thụ, bán giá thành rất thấp hoặc lỗ, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất người nông dân. Vấn đề này được cử tri đề nghị nhiều lần nhưng thực tế hàng giả không giảm, hàng kém chất lượng vẫn còn trôi nổi trên thị trường. Đại biểu đề nghị cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu hơn và có chính sách hỗ trợ cho người nông dân nhằm giảm gánh nặng đời sống cho họ.

Phân tích nguyên nhân không đạt chỉ tiêu năng suất lao động

Đại biểu Nguyễn Quang Huân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương ghi nhận Báo cáo đánh giá bổ sung phát triển kinh tế - xã hội, 2022 và đầu năm 2023 của Chính phủ đã nêu nhiều kết quả tích cực, tạo niềm phấn khởi cho cử tri. Theo đại biểu, trong bối cảnh thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid - 19 và xung đột địa chính trị, Việt Nam vẫn giữ chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng nhẹ 3,15% trong khi GDP tăng tới 8,02% năm 2022. Đây là thành công đáng kể, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu cũng cho hay chỉ có hai trên 15 chỉ tiêu được giao là chưa đạt, phản ánh chất lượng tăng trưởng. Đặc biệt chỉ tiêu năng suất lao động chỉ đạt 4,8% so với mục tiêu 5,5% trong Nghị quyết Quốc hội đề ra nhưng chưa được phân tích kỹ để tìm nguyên nhân tại sao thường xuyên không đạt chỉ tiêu này.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng nếu không tìm đúng nguyên nhân thì sẽ không có giải pháp và như vậy, năm 2023 lại có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu này.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cũng cho rằng phần nguyên nhân do vướng mắc các chính sách cũng chưa được đề cập cụ thể để thấy những vướng mắc nào đang gây cản trở phát triển kinh tế, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Thậm chí có thể đề xuất tạm đình chỉ thi hành một số điểm cho đến khi Luật được sửa đổi, ban hành. Tương tự, cần rà soát tất cả các vướng mắc trong Luật Đất đai hay Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công hay bất cứ văn bản pháp luật nào hiện hành mà không còn phù hợp với thực tiễn để có giải pháp tháo gỡ, kích thích kinh tế phát triển, khắc phục hiện tượng tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm 2023.

Quan tâm đến các chỉ tiêu về môi trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho biết chỉ tiêu về thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị và chỉ tiêu tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đều được báo cáo là đạt và vượt kế hoạch đã gây băn khoăn.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị Chính phủ xem xét các chỉ tiêu về môi trường, đánh giá đúng thực chất để biết chính xác chúng ta đang ở đâu trên lộ trình phát triển. Những số liệu này cũng sẽ giúp ích cho việc đề ra các chỉ tiêu cho năm 2024 và Kỳ họp thứ 6 sát với thực tế đúng với khả năng thực hiện.

Rà soát, đánh giá chính xác thực trạng doanh nghiệp rời khỏi thị trường

Đại biểu Trần Thị Hiền – Đoàn ĐBQH Hà Nam.

Đại biểu Trần Thị Hiền – Đoàn ĐBQH Hà Nam.

Đại biểu Trần Thị Hiền – Đoàn ĐBQH Hà Nam quan tâm đến tình hình hoạt động doanh nghiệp những tháng đầu năm 2023. Đại biểu cho biết 4 tháng đầu năm có 77 nghìn doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Đại biểu cho rằng con số này cho thấy một số yếu tố bất thường rất đáng quan tâm về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là số doanh nghiệp gia nhập thị trường và con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tương đương nhau. Đây là điều chưa từng thấy.

Số liệu thống kê từ năm 2020 khi Quốc hội sửa Luật doanh nghiệp đến nay, hằng năm số doanh nghiệp gia nhập thị trường luôn cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Ngoài ra, trong số bình quân 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng là một mức tăng đột biến nếu so sánh với mức bình quân 11.900 doanh nghiệp năm 2022, 10.000 vào năm 2021...

Điều bất thường thứ ba là điều này xảy ra ngay từ những tháng đầu năm, là thời điểm thông thường doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh...

Đại biểu cho rằng, trước tình trạng này cần được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, đánh giá, phân tích thấu đáo hơn để nhận diện rõ ràng, chính xác thực trạng của doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Đại biểu nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở lớn, đối mặt với những biến động khó lường, cần nghiên cứu có những chính sách ưu đãi căn cơ hơn nữa về thuế thu nhập, tiền sử dụng đất thay cho những chính sách hỗ trợ mang tính tạm thời, chưa đủ độ, tạo đà phục hồi cho doanh nghiệp.

Theo quy định pháp luật về đất đai, điều kiện giao đất để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất lúa phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ từ 10 ha trở lên và Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp sử dụng đất lúa, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, chấp thuận ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận chuyển bụng mục đích sửa sử dụng đất lúa đối với các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh lớn hơn 10 hecta trên cơ sở tuân thủ kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ