Dân Thái Lan đi bỏ phiếu cuộc bầu cử đầu tiên sau đảo chính 2014

GD&TĐ - Hôm nay (24/3), khoảng 51,4 triệu cử tri Thái đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau đảo chính quân sự năm 2014.  

Cuộc bầu cử đã bắt đầu được tiến hành từ hôm nay (24/3)
Cuộc bầu cử đã bắt đầu được tiến hành từ hôm nay (24/3)

Cuộc bỏ phiếu đã được mở cửa lúc 8 giờ sáng nay và kết thúc lúc 5 giờ chiều (giờ địa phương).

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và ứng cử viên Thanathorn Juangroongruangkit từ Đảng Hướng tới tương lai cũng sẽ bỏ những lá phiếu của mình.

Hôm nay, cử tri Thái Lan sẽ bỏ phiếu để bầu ra 500 ghế nghị sĩ trong Hạ viện, trong đó có 350 người ứng cử theo danh sách cá nhân và 150 người theo danh sách đảng.

Ngoài ra, 250 nghị sĩ Thượng viện do Ủy ban Quốc gia về Hòa Bình và Trật tự chỉ định, trong đó 244 người được quân đội hậu thuẫn.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bỏ phiếu.
 Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bỏ phiếu.

Kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tháng 5/2014, Thái Lan dường như đã đi trên con đường trở lại hệ thống dân chủ.

Một hiến pháp mới do một ủy ban được quân đội ủng hộ soạn ra, công bố năm 2017, đã thay đổi hệ thống bầu cử theo cách mà các nhà phê bình ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến.

Trong cuộc bầu cử năm 2011 trước đó, bà Yingluck Shinawatra đã lãnh đạo đảng Pheu Thái (Áo đỏ) giành được số phiếu phổ thông. Bà đã trở thành thủ tướng bởi vì thủ tướng trước đó bị lật đổ.

Một thủ tướng tương lai phải được sự chấp thuận của hơn một nửa trong số 750 nghị sĩ của lưỡng viện. Theo đó, một đảng chính trị cần tập hợp ít nhất 376 phiếu, có thể gồm cả Hạ viện và Thượng viện.

So với các đảng khác thì Palang Pracharat có lợi thế rõ ràng trong cuộc bầu cử này nhờ 250 nghị sĩ sẽ được Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO) và chính Thủ tướng Prayut lựa chọn.

Việc ông Prayut ứng cử được xem là một nỗ lực của quân đội nhằm duy trì vị thế của mình trong chính trị Thái Lan.

Bà Yingluck và người anh trai quyền lực, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đều lưu vong ở nước ngoài nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với phần đông dân chúng, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Theo Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.