Lý do tại sao các máy bay chiến đấu của Pháp lại có giá khá đắt đỏ đối với khách hàng Ấn Độ cũng đã được đề cập.
Trước đó, Ấn Độ và Pháp đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp 36 máy bay chiến đấu Rafale, trong đó một chiếc máy bay có giá khoảng 218 triệu euro. Giá một chiếc Rafale của Pháp đắt hơn khoảng ba lần so với giá máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5 của Mỹ. Ấn Độ cho rằng, đây là một mức giá quá cao.
Đại sứ Pháp nhấn mạnh rằng, bất chấp những khó khăn do đại dịch gây ra, Pháp sẽ giao hàng đúng hẹn cho Ấn Độ. Đồng thời, Đại sứ lưu ý, giá của mỗi máy bay bao gồm cả việc trang bị vũ khí cũng như chi phí cho việc đào tạo các phi công Ấn Độ.
Theo đó, các máy bay chiến đấu Rafale được sản xuất cho Ấn Độ được trang bị những cải tiến đặc biệt: các mũ bảo hiểm đa phương tiện có màn hình, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống máy tính để đăng ký dữ liệu chuyến bay với chức năng trao đổi và phân tích, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.
Không quân Ấn Độ cho biết thêm, chi phí cho hợp đồng bao gồm việc cung cấp các tên lửa không đối không “Meteor” và tên lửa hành trình “Scalp”.
Được biết, tên lửa “Meteor” đã được sử dụng bởi không quân của một số quốc gia EU vào năm 2013. Phạm vi bay tối đa của tên lửa rơi vào khoảng hơn 100 km. Không quân Ấn Độ lưu ý rằng tên lửa “Meteor” sẽ cho phép máy bay chiến đấu mở rộng khả năng và hoạt động "trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào".
Tên lửa SCALP (Storm Shadow) là một sự hợp tác phát triển của Pháp và Anh. Tên lửa này đã phục vụ trong lực lượng không quân Anh, Pháp, Ý và một số quốc gia khác kể từ năm 2002.