Theo các nhà khoa học ở ĐH Durham (Vương quốc Anh), nếu vụ va chạm dự báo xảy ra sau 2 tỷ năm nữa, thành hiện thực thì có khả năng lỗ đen Sagittarius A ở trung tâm Dải Ngân hà sẽ “thức giấc”, gia tăng khối lượng lên 8 lần.
Đám mây Magellan Lớn là thiên hà hành tinh của Dải Ngân hà, cách xa Dải Ngân hà khoảng 163.000 năm ánh sáng. Va chạm giữa hai thiên hà này có thể xảy ra nếu như Đám mây Magellan bị trường hấp dẫn của Dải Ngân hà hút. Theo các tính toán gần đây, khối lượng Dải Ngân hà trở nên lớn hơn so với giả định ban đầu. Điều này khiến các nhà khoa học nghĩ rằng, kịch bản va chạm như trên là có thể xảy ra.
Ông Marius Cautun ở ĐH Durham nhấn mạnh, 2 tỷ năm là “thời gian ngắn ngủi trong thang độ vũ trụ”.
Sự hủy diệt của Đám mây Magellan Lớn, bị nuốt chửng bởi Dải Ngân hà, dẫn đến hiện tượng trống trải trong thiên hà của chúng ta; đồng thời lỗ đen
Sagittarius A ở trung tâm “thức giấc”. Thiên hà của chúng ta biến đổi thành “nhân thiên hà hoạt động tích cực” hoặc trở thành quasar (chuẩn tinh). “Hiện tượng này sinh ra luồng bức xạ năng lượng cao, thoát ra từ lỗ đen” - ông Cautun giải thích.
Điều thú vị là Dải Ngân hà trở nên rất đặc trưng - bởi vì hiện nay thiên hà của chúng ta khác với các thiên hà có cùng kích thước, được quan sát bởi các nhà thiên văn học ở chỗ là lỗ đen trung tâm nhỏ hơn và ít hoạt động hơn so với lỗ đen trong các thiên hà khác.
Sự kiện nói trên có lẽ không ảnh hưởng một cách rõ rệt đến Hệ Mặt trời, mặc dù theo ông Cautun, có “nguy cơ không lớn” là Hệ Mặt trời bị đẩy ra khỏi Dải Ngân hà.