Công cụ mới tìm kiếm người ngoài hành tinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học phát triển cách tiếp cận tiên tiến, làm tăng cơ hội tìm thấy nền văn minh ngoài Trái đất trong Dải Ngân hà. Phương pháp này sử dụng lý thuyết xác suất để tính toán khả năng phát hiện tín hiệu sự sống ngoài Trái đất.

Công cụ mới tìm kiếm người ngoài hành tinh

Vào năm 1977, khi ghi nhận được tín hiệu “WOW”, các nhà khoa học cho rằng đó là sự trả lời của “người ngoài hành tinh”. Tuy nhiên, tín hiệu này đã không lặp lại, mặc dù trong thiên văn học điện từ đã có nhiều tiến bộ và công suất tính toán của máy tính đã gia tăng đáng kể.

Điều này không có nghĩa là các nhà khoa học đầu hàng. Trái lại, các nhà khoa học ở Chương trình SETI đã nỗ lực tìm kiếm mối liên hệ với việc phát hiện nhiều ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) quay xung quanh quỹ đạo hàng tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà.

Có những chính sách tài trợ mới xuất hiện, chẳng hạn như Square Kilometre Array – tức là mạng lưới kính viễn vọng điện từ với diện tích bề mặt lên đến 1 km2. Nhà tỷ phú Nga Yuri Milner mới đây cũng công bố chương trình đầy tham vọng Breakthrough Listen mà mục đích của nó là quan sát diện tích bầu trời lớn hơn 10 lần so với các quan sát trước đó, đồng thời rà soát các dải tần số rộng hơn. Ông Milner dự định đầu tư 100 triệu USD trong vòng 10 năm cho sáng kiến này.

Mặc dù vậy, một câu hỏi vẫn luôn được đặt ra là liệu có tồn tại một hành tinh “trong tầm với của chúng ta” mà xã hội trên hành tinh đó cũng phát triển ngang mức phát triển (về mặt công nghệ) như nền văn minh của chúng ta? Mô hình thống kê, do nhà khoa học Claudio Grimaldi ở Trường ĐH Bách khoa Lausanne (Thụy Sĩ) hợp tác với ĐH California (Mỹ) đề xuất, có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề này.

“Trong thực tế, việc mở rộng tìm kiếm chỉ làm tăng cơ hội phát hiện một thứ gì đó rất nhỏ nhoi. Nếu như chúng ta vẫn tiếp tục không phát hiện bất kỳ tín hiệu nào, thì chúng ta cũng không nhất thiết phải khẳng định là ở đó không có sự sống” – Ông Grimaldi cho biết.

Ưu điểm của mô hình thống kê Grimaldi là cho phép giải thích sự thành công cũng như thất bại trong phát hiện các tín hiệu từ các khoảng cách khác nhau tính từ Trái đất.

Mô hình của Grimaldi sử dụng định lý Bayes về xác suất có điều kiện để tính xác suất phát hiện tín hiệu trong không gian cầu xung quanh Trái đất với bán kính xác định. Nếu tín hiệu của “người ngoài hành tinh” không được phát hiện trong bán kính 1.000 năm ánh sáng, thì vẫn có trên 10% xác suất là Trái đất nằm trong tầm với của hàng trăm tín hiệu, chỉ có điều là chúng ta không biết cách tóm bắt được những tín hiệu ấy.

Hơn nữa, nếu chúng ta chỉ phát hiện một tín hiệu, thì xác suất tồn tại nền văn minh lạ tăng đến gần 100%.

Có thể xảy ra kịch bản khác, đó là thiên hà của chúng ta có đầy rẫy người ngoài hành tinh, chỉ có điều hoặc là họ phát triển theo con đường kỹ thuật công nghệ khác với Trái đất, hoặc là họ đang ở mức phát triển thấp, vẫn chưa phát minh ra… tivi - thứ thiết bị phát ra tín hiệu điện từ theo mọi hướng.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Tiểu học Ngô Quyền lúc tan học. Ảnh: Trúc Hân

Mô hình hiệu quả về an toàn giao thông

GD&TĐ - Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai những năm qua đã nâng cao ý thức cho cả HS và phụ huynh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.
Từ phải qua: Đạo diễn Việt Linh, tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton giao lưu tại buổi ra mắt sách ở Việt Nam do Nxb Kim Đồng tổ chức. Ảnh: Bình Thanh.

Thuở ấy, mẹ đã 'Sống'!

GD&TĐ - Thuở ấy – những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ - mẹ đã sống như thế và hôm nay được thế hệ gen Y lớn lên ở Pháp ghi lại bằng lăng kính mới lạ.