Các trường đại học tại Anh Quốc đang tìm những giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tự động hóa quy trình phỏng vấn đối với sinh viên quốc tế. Bên cạnh những lợi ích to lớn, họ cũng đang đối mặt với mối đe dọa mới: “Những ứng viên sử dụng Deepfake”.
Phần mềm Enroly là công cụ được sử dụng chủ yếu ở các trường đại học để tự động hóa quy trình tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh của họ. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ họ đã phát hiện ra một điều tưởng chừng chỉ có ở trong phim viễn tưởng đó là những trường hợp ứng viên sử dụng công nghệ Deepfake để thực hiện những cuộc phỏng vấn trực tuyến của họ.
Deepfake là phương tiện tổng hợp sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh do trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm thay thế khuôn mặt và giọng nói, cho phép ứng viên thay thế từ ngữ hoặc ngữ điệu của họ với một phiên bản chất lượng hơn hoặc để che giấu sự thật rằng những câu trả lời đó được soạn bởi một người khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, bên cung cấp phần mềm Enroly báo cáo rằng trong đợt tuyển sinh vào tháng 1 năm nay. Trong tổng số 20.000 cuộc phỏng vấn thì có 30 trường hợp ứng viên đã sử dụng Deepfake để trả lời phỏng vấn trực tuyến. Các chuyên gia tại Enroly cũng cảnh báo đây là những bằng chứng cho thấy việc “tương lai của sự gian lận” đang đến gần kề.
Theo bà Phoebe O'Donnell - Giám đốc dịch vụ của Enroly cho biết Deepfake là "Nỗi kinh hoàng cho những người đánh giá phỏng vấn bởi mức độ tinh vi khi khuôn mặt giả được chồng lên khuôn mặt thật, hoàn hảo đến cả biểu cảm khuôn mặt và chuyển động cơ trên mặt.”
"Y hệt như các cảnh trong những bộ phim về gián điệp, công nghệ này rất khó để phân biệt đâu là thật, đâu là giả. Tích cực mà nói thì khó nhưng không phải là không thể phát hiện. Nhờ vào những thuật toán công nghệ hiện tại và một vài thủ thuật thông minh, chúng tôi đã ngăn chặn được vài trường hợp gian lận trong quá trình tuyển sinh”, bà O'Donnell cho biết.
Bà O'Donnell thông tin thêm, những trường hợp này xảy ra chưa nhiều nhưng trong tương lai, tình trạng gian lận có thể gia tăng và chúng tôi quyết tâm phải ngăn chặn được tình trạng này và hợp tác với các đối tác của mình cũng như toàn bộ ngành các có cách tuyển dụng tương tự.

Vào năm ngoái, giám đốc điều hành của WPP (một trong những tập đoàn quảng cáo lớn nhất thế giới) bị nhắm đến trong một vụ lừa đảo sử dụng Deepfake tinh vi. Thủ đã sử dụng bản sao giọng nói do AI tạo ra, kết hợp với video để đại diện cho ông trong một cuộc gọi hội nghị với các đối tác.
Bà O'Donnell cho biết thêm các chuyên gia phân tích của Enroly phát hiện ra các thủ thuật gian lận đã được sử dụng trong số 20.000 cuộc phỏng vấn là 1.3%. Trong đó sự xuất hiện của công cụ Deepfake chiếm 0,15%, con số này vẫn còn đang ở ngưỡng thấp khi so sánh với các thủ thuật gian lận như mạo danh và nói nhép hoặc "hỗ trợ của bên thứ ba” là một người nào đó ngoài máy quay. Enroly cho biết họ sử dụng nhiều phương pháp để loại bỏ gian lận, bao gồm nhận dạng khuôn mặt và đối chiếu hộ chiếu.
Một số trường đại học ở Anh hiện đang sử dụng các cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi trực tuyến tự động để sàng lọc các ứng viên quốc tế. Điều này quy trình quan trọng để nhà trường xác định được sinh viên trước khi cấp chứng chỉ xác nhận chấp nhận học tập (CAS), chứng chỉ bắt buộc cần có để Bộ Nội vụ Anh Quốc cấp thị thực cho sinh viên sang du học.
Những cuộc phỏng vấn tự động cho phép ứng viên ghi lại câu trả lời cho các câu hỏi được chọn ngẫu nhiên thông qua nền tảng trực tuyến. Sau đó bộ phận tuyển sinh của trường đại học xem xét băng ghi phỏng vấn để ra quyết định nhập học cho sinh viên. Đối với những hồ sơ không đạt yêu cầu hoặc có dấu hiệu gian lận sẽ được đánh dấu để xem xét thêm – bao gồm cả những buổi phỏng vấn trực tiếp với ứng viên.
Các trường đại học Anh cần phải thẩm định cẩn thận các ứng viên quốc tế. Trong trường hợp Bộ Nội vụ Anh từ chối hơn 10% số ứng viên được quyền bảo lãnh trong 1 năm thì phía nhà trường phải đối mặt với nguy cơ mất giấy phép bảo lãnh sinh viên thông qua Cơ quan Thị thực và Di trú Anh Quốc (UKVI).
Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn tự động có thể được sử dụng để kiểm tra khả năng của ứng viên và mức độ giao tiếp bằng tiếng Anh của họ trong khoảng thời gian nhất định trước khi các cuộc phỏng vấn trực tuyến được diễn ra.