Nhận biết lợn “bẩn” thế nào?
Tại hội thảo bàn về vấn đề chất cấm trong chăn nuôi ngày 25/4, đánh giá công tác thanh tra, kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho rằng trước đây người dân đã từng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phổ biến là sabultamol. Tuy nhiên, đến tháng 7, tháng 8 báo chí và dư luận xã hội rộ lên khiến Bộ NNPTNT phải thực sự vào cuộc. Nguồn cung cấp Sabultamon đã có nhiều chuyển biến sau đợt cao điểm này. Đến thời điểm này về cơ bản đã khống chế được theo báo cáo của C49.
Theo báo cáo của C49, năm 2014 và 2015, Các Công ty dược đã nhập khẩu 9.140 kg, trong đó có 6.248 kg bán ra ngoài, không đúng đối tượng, sai mục đích. Hiện nay, trong kho của các Công ty dược còn lại khoảng 1.334kg và các công ty dược đang thu hồi 2.025 kg đã phối trộn, tỷ lệ Sabultamol thấp, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, để đánh giá tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Thanh tra Bộ đã phối hợp với C49 tiến hành kiểm tra lấy 207 mẫu thức ăn chăn nuôi của 32 công ty tại 10 tỉnh để phân tích (59 mẫu phân tích chỉ tiêu Auramine, 148 mẫu phân tích chỉ tiêu Salbutamol). Kết quả phân tích không phát hiện Salbutamol và Auramine trong toàn bộ 207 mẫu.
Thời gian qua, Bộ NNPTNT đã thành lập các đoàn thanh tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu vi phạm. Từ đầu năm 2015, các đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra được trên 40 tổ chức, cá nhân; phát hiện phát hiện và xử lý 18 Công ty có hành vi vi phạm; xử phạt VPHC số tiền trên 2.6 tỉ đồng.
Cục Thú y đã chỉ đạo các Chi cục lấy 1457 mẫu nước tiểu và 385 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ. Kết quả phát hiện 3 mẫu thịt (chiếm 0,77%), 157 mẫu nước tiểu (chiếm 10,7%) dương tính với Salbutamol.
Bất cứ tổ chức, cá nhân sau 1.7 nếu sử dụng chất cấm nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị mất tài sản rất lớn, nhất là dính vào vòng lao lí. Để tăng cường công tác tuyên truyền, Bộ CA, Viện Kiểm soát phải hướng dẫn cụ thể vì chỉ còn 2 tháng đã triển khai thực hiện.
Thứ hai cần tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, nguồn cung cấp thêm chất cấm với Bộ Y tế đã có văn bản. Cụ thể, các văn bản đều đưa chất sabultamol vào diện kiểm soát đặc biệt, khi Công ty nhập về phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Còn nhập qua đường tiểu ngạch chúng tôi cam đoan là hiện tại vẫn chưa bắt được.
Chất vàng ô trộn vào thức ăn chăn nuôi chủ yếu cho gia cầm, các nhà máy hiện đã không còn dùng chất này vì lợi ích kinh tế không nhiều nhưng nếu bị phát hiện thì xử phạt rất nặng, chủ yếu tập trung vào trang trại và các lò mổ.
|
(Ảnh minh họa). |
Bà Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATTP Quốc gia (Bộ Y tế) cho hay: “Sáng mới mở mắt ra là nghe thấy măng tẩm hóa chất, thịt chứa chất cấm... Hiện có 27 loại hóa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, trong đó, nguy hiểm nhất là các chất tăng trọng nhóm Beta-agonist (phổ biến nhất là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine)”.
Bà Hảo cho biết, các chất tồn dư lại trong sản phẩm gây ra tác hại lớn cho người sử dụng. Ngộ độc cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản phẩm có chứa hàm lượng cáo B2-agonnist. Tác hại của loại chất cấm này khiến người sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ xảy thai.
Bên cạnh đó, chất cấm này khiến sử dụng sản phẩm có chất cấm ngộ độc mãn tính, nhiễm độc gan. Với chất auramine (vàng ô) thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô. Trên da, chất này gây dị ứng, ngứa. Trên đường hô hấp gây kích ứng dữ dội đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi. Ngộ độc cấp, thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô.
Trên hệ tiêu hóa, chất này gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch. Đặc biệt bà Hảo lưu ý, nghiên cứu trên động vật cho thấy vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. “Nhiều thí nghiệm cho thấy vàng ô tổn thương a xít nhân DNA của nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương”, bà Hảo nói.
Ngoài ra, bà Hảo cũng đưa các phân biệt thực phẩm sạch và bẩn. Thịt lợn sạch có lớp mỡ dày, mùa hồng tươi, săn chắc. Còn thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất B2- agonnist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt.
Ngoài ra, bà Hảo cho biết, hiện chất Auramine (Vàng ô) để tạo màu trong chăn nuôi, thực phẩm cũng rất nguy hiểm. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, Vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. “Nhiều thí nghiệm cho thấy, Vàng ô làm tổn thương a xít nhân ADN của nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương”, bà Hảo nói.
Người tiếp xúc trực tiếp với chất Vàng ô có thể bị dị ứng, ngứa trên da; gây kích thích dữ dội đường hô hấp, gây sặc; lên cơn viêm phế quản, viêm phổi; gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch.
Mối liên hệ giữa chất cấm trong chăn nuôi và bệnh ung thư
Theo PGS TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viên K Trung ương cho biết, ở Việt Nam, trừ ung thư cổ tử cung đang xu hướng giảm đi, còn lại các loại ung thư khác còn đang có xu hướng tăng lên. Hiện mỗi năm, Việt Nam có 126.000 ca mắc bệnh ung thư. Theo ông Thuấn, năm 2000, số ca mắc bệnh ung thư (nam giới) 36.000 người; nhưng năm 2010, đã lên đến gần 72.000 người, tăng gấp đôi. Ông Thuấn cũng cho biết, việc người dân dùng gạo mốc, dưa muối quá khú, ăn nhiều đạm động vật, ít ăn rau quả… cũng có thể gây ung thư.
Trước hết tuổi thọ trung bình của Việt Nam ở cả 2 giới là 73,3 tuổi bởi tuổi càng thọ, thời gian tiếp xúc với các chất ung thư càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng nhiều. Các phương tiện hiện tại cho phép chúng ta phát hiện ung thư tốt hơn so với trước.
Nguyên nhân gây ra ung thư gồm 2 nhóm chính: 1 là do các yếu tố bên ngoài chiếm hơn 80% và 2 là nhóm bên trong như di truyền, nội tiết… Yếu tố 1 chỉ tính riêng thuốc lá đã chiếm trên 30% nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người như ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tử cung…
Việc dùng các thực phẩm có chứa hoặc sinh ra trong quá trình bảo quản hoặc sản xuất thực phẩm có thể gây mất an toàn sức khỏe, ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối quá khú gây ra nhiều chất độc hại…
Việc tiếp xúc với các chất như tia X, thuốc trừ sâu, thuốc diêt cỏ…. cũng có thể gây ung thư. Các yếu tố nội sinh chỉ chiếm 2% trong các chất gây ung thư ở người. Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư như thuốc lá vừa có thể gây ra ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác.
Về việc vai trò của chất sabultamol có gây ung thư hay không, hàng năm Bộ Y tế Hoa Kỳ báo cáo nghiên cứu về ung thư, tổng hợp từ các nghiên cứu đã báo cáo các chất ung thư ở người nhưng không có sabultamol. Cho tới thời điểm hiện tại, Sabultamol không phải là chất gây ung thư.
Đây là thuốc thiết yếu nằm trong danh mục của Tổ chức y tế thế giới, sử dụng cho người khi cần thiết, hoàn toàn an toàn và không gây hại mà cụ thể là sử dụng cho bệnh nhân bị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mãn tính có thể tiếp tục dùng mà không cần dừng lại.