Đại dịch Covid-19 đưa GD gần hơn tới gia đình

GD&TĐ - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều trường học phải đóng cửa, HS ở nhà học từ xa. Tưởng chừng điều này chỉ toàn mang lại những tiêu cực nhưng ở một khía cạnh nào đó, cuộc khủng hoảng mang lại những điều tích cực.

Việc học từ xa trở nên phổ biến trong thời kỳ có đại dịch Covid-19
Việc học từ xa trở nên phổ biến trong thời kỳ có đại dịch Covid-19

Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 với hơn 5,8 triệu ca mắc. Các trường ĐH ở đây đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau để khôi phục việc giảng dạy: 6% các trường chỉ dạy trực tuyến, 20% chủ yếu  học trực tiếp, 2,5% chỉ học trực tiếp và 24% chưa chốt kế hoạch giảng dạy. Trong bối cảnh Mỹ đang mất dần vị thế là điểm du học hàng đầu của SV Trung Quốc, một số nhà GD ở Trung Quốc đã nói về việc đại dịch đã đưa GD gần hơn với gia đình.

Hiệu phó trường Song ngữ quốc tế Bắc Kinh Memo Mata cho biết, “nhiều SV đang trở về Trung Quốc. Đây là một cuộc sơ tán. SV tốt nghiệp hồi tháng 5 vốn đang có kế hoạch học tại Mỹ đang phải nghỉ 1 năm. Những SV khác chọn tới Canada, Australia và New Zealand vì nơi đây dịch bệnh đỡ hơn”.

Khả năng chuyển đổi GD từ toàn cầu sang địa phương không giới hạn ở GD bậc cao, mà còn ở bậc THCS. GV Rae Yang của một trường trung học liên kết với ĐH Nhân Dân, Trung Quốc cho biết, “theo một cách kỳ lạ, đại dịch mang lại sự bình đẳng hơn cho GD. Trước đây HS có xuất thân giàu có được tiếp cận với nhiều cơ hội hơn. Nhưng vì đại dịch, HS có quyền bình đẳng khi tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc dự hội thảo từ xa với các học giả ưu tú. Đại dịch này đã mang lại nhiều cơ hội hơn cho SV” – Phó hiệu trưởng Wang Shi của trường trung học thuộc ĐH Thanh Hoa cho biết – “Có thể các trường không thể tổ chức chuyến đi tới Italy. Nhưng chúng tôi có thể yêu cầu HS tổ chức các chuyến đi vòng quanh Bắc Kinh. Họ cần những ý tưởng sáng tạo để đương đầu với những thách thức mới”.

Đại dịch cũng mang GD đến gần nhà hơn không chỉ theo nghĩa bóng mà còn cả nghĩa đen. Ông Yang nói: “Phụ huynh hiện nay đóng vai trò lớn hơn trước đây. Việc học tại nhà khiến cha mẹ trở thành người trực tiếp giám sát và quản lý thời gian cũng như tốc độ học tập của con. Đại dịch đã nhấn mạnh hơn vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ”.

Các ông bố cũng không ở ngoài cuộc trong việc học từ xa. “Việc những ông bố dành thời gian với con rất quan trọng, thậm chí là từ xa. Nhưng có sự khác biệt giữa việc dành thời gian và làm điều đúng đắn” – ông Yang nói thêm.

“Vai trò của người cha là tham gia hoạt động cùng con. Do đại dịch, chúng tôi có cơ hội kết nối với trẻ theo nhiều sở thích hơn. Vì vậy, chúng tôi có thể có nhiều thời gian với nhau hơn. Đây thực sự là một điều may mắn ẩn sau cuộc khủng hoảng” – ông Mata nói với vai trò là một người cha.

Internet cung cấp một nguồn tài nguyên chính để GD trẻ em. Tuy nhiên, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác công cụ này. Ông Wang Yan từ Viện Khoa học GD quốc gia cho biết, “ở Trung Quốc, có một nền tảng học tập trực tuyến quốc gia giúp mọi người truy cập các nguồn tài nguyên trong thời kỳ đại dịch. Nó hỗ trợ HS theo nhu cầu. Đại dịch đã chuyển thành tích học tập từ các trường có thương hiệu ở nước ngoài đến mọi nhà có kết nối internet. Giờ đây, hơn bao giờ hết, các nhà GD và HS phải “tư duy toàn cầu và hành động ở địa phương”.

Theo CGTN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...