Học từ xa đe dọa tăng bất bình đẳng trong GD ở Indonesia

Học từ xa đe dọa tăng bất bình đẳng trong GD ở Indonesia

Một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu SMERU mới đưa ra cho thấytrong khi GV tại các thành phố lớn ở Java có đủ phương tiện để dạy HS trực tuyến,GV tại những ngôi làng, đặc biệt là ngoài Java, phải tới tận nhà HS để giao vàthu bài tập vì không có internet và các thiết bị kỹ thuật số.

"HS không được tiếp cận với kỹ thuật số, hầu hết là HS trường côngtại các ngôi làng ngoài Java. Các em dễ bị tụt hậu trong GD" – nhà nghiên cứuFlorischa Ayu Tresnatri của SMERU cho biết.

Báo cáo của SMERU thúc giục Bộ GD, Bộ Văn hóa và các cơ quanGD địa phương can thiệp nhằm hỗ trợ GV, ngăn chặn không để bất bình đẳng trongGD lan rộng.

Một khảo sát tương tự của Bộ GD thấy, hầu hết các trườngở Indonesia (97,6% các trường được khảo sát) đã chuyển sang dạy từ xa trong đạidịch. Khảo sát này cũng thấy rằng học từ xa làm giảm đáng kể tương tác GV-HS.

Người quản lý GV và nhân viên GD của Bộ GD Indonesia, ôngIwan Syahri cho biết đại dịch Covid-19 đã thách thức mọi GV trong việc tìm ra cáchmới để dạy HS. Bộ đã đưa ra trang web có tên Guru Berbagi cung cấp không giancho GV chia sẻ phương pháp giảng dạy và tài liệu sử dụng trong đại dịch, trựctuyến hoặc kết hợp với dạy trực tiếp.

"Có nhiều cách để cải thiện quá trình học tập vì chúng ta khôngthể chờ tới khi sự kết nối internet ở mức hoàn hảo trên toàn quốc" – ông nói.

Theo The Jakarta Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.